Bai tho mua xuan

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Thơ Nguyễn Bính hay hơn ở những sáng tác trước năm 1945. Đây cũng là nét chung của các nhà thơ trong phong trào thơ mới như Xuân Diệu, Tế Hanh, Huy Cận, Chế Lan Viên…
Trong giai đoạn này thì thời kỳ 1936-1940 là thời kỳ rực rỡ nhất của thơ Nguyễn Bính, trong đó thành công hơn cả là mảng mùa xuân – làng quê – tình yêu.
Khi chọn 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20, chia đều cho100 tác giả, mỗi tác giả 1 bài thì với Nguyễn Bính, người ta chọn bài “Những bóng người trên sân ga”. Không ai phủ nhận đấy là một bài thơ hay nhưng nếu được quyền, tôi sẽ chọn bài “Mưa xuân”. Khi giới thiệu 8 bài thơ của Nguyễn Bính vào “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh không lấy bài này cũng như “Những bóng người trên sân ga”
MƯA XUÂN
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!

Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.*

Mình em lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”.

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?

(* Có bản chép “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng”, hoặc “lỡ làng”)

Đã có nhiều bài bình về bài thơ này, mỗi người cảm thụ một vẻ, nhưng cũng có những phần giao thoa.
Mùa xuân trong bài thơ có mưa bụi, có hoa xoan, có hội chèo. Ba nét ấy là những nét chấm phá nói về mùa xuân ở làng quê. Bức tranh làng quê sống động hẳn qua ngòi bút của ông. Cách dùng chữ của ông thật tài tình. Mùa xuân đẹp đến hạt mưa cũng bay phơi phới, như nỗi lòng con gái dậy thì, đầy nhựa sống và xúc cảm. Tác giả đã thổi hồn vào hạt mưa thật đẹp. Chữ phơi phới nhiều người dùng, nhưng dùng làm tính từ kèm theo mưa xuân thì chỉ Nguyễn Bính.
Qua hình ảnh “hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy, ta biết bối cảnh trong bài thơ là vào tháng Ba. Lúc này, ở làng quê đang tiếp tục mùa lễ hội. Trong các lễ hội thường có diễn chèo, diễn tuồng, gọi chung là đi xem hát, chứ không nói là xem chèo hay xem tuồng (hát bội). Hát ở đây không phải là chương trình ca nhạc như bây giờ. Đó là các gánh hát tư nhân thường diễn các tích chèo, tuồng cổ. Các đôi trai gái đang yêu vụng nhớ thầm thường mượn những nơi hội hè, phiên chợ để tìm cơ hội gặp nhau. Nhưng cũng chỉ là lúc mới thương thương nhớ nhớ mơ hồ thôi, chứ khi họ đã thuộc về nhau rồi thì chẳng dại gì đem nhau ra những nơi ấy. Họ có bờ ao, gốc cây riêng của họ.
Cô gái trong bài thơ cũng thế. Lý do là đi xem hát nhưng là để mong gặp chàng trai đấy thôi chứ thiết gì xem. Đi chơi cần tiết trời đẹp. Nhưng vì trời đang mưa nên cô phải thử:

Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh.
Và cô nghĩ mưa nhưng nhẹ để cho rằng “Thế nào anh ấy chả sang xem”. Cũng qua câu này, ta biết đây không phải là cuộc hẹn mà cô gái phỏng đoán, là hy vọng đấy thôi. Nhưng cũng đáng trách chàng trai là trước đó có hứa, có hẹn gì đấy nhưng không cụ thể, theo kiểu sẽ thế này, sẽ thế nọ.
Cô gái ở đây là con nhà bình dân làn nghề canh cửi, có khuôn phép. Cô đang độ xuân thì, còn trong trắng, ví như “cây lụa trắng” mà quyền bán là của người mẹ. Ấy thế nhưng không thể đóng khao khát yêu đương của cô vào một cái khuôn nào đó:
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Hai chữ “hình như” và “có lẽ” đặt vào tâm trạng cô gái lúc này là rất chính xác. Cắt nghĩa ra thì nó không mang tính khẳng định nhưng ai cũng biết má cô bừng đỏ thật, cô đang nghĩ đến người yêu thật, chứ không phải “hình như” hay “có lẽ”. Cô vừa muốn thừa nhận lại vừa sợ người khác biết, thậm chí muốn dối lòng mình nên chỉ lấp lửng như vậy thôi. Nó còn nói lên tâm trạng phân tâm, nên đi hay không đi.
Cuối cùng thì cô đã bị tình cảm lấn át:
Em xin phép mẹ vội vàng đi.
Tác giả tả cảnh, tả tình thật tuyệt vời. Người và cảnh hòa quyện đến độ con đê, hạt mưa, hoa xoan cũng biết vui, biết buồn.
Sau khi “chờ mãi anh sang anh chẳng sang”, cô gái “lầm lụi trên đường về”. Có một sự trách nhẹ ở đây:
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.
Ai đã từng một lần mong gặp người yêu mà không được sẽ thấu hiểu hơn tâm trạng cô gái lúc này. Nguyễn Bính diễn tả tâm lý cô gái khi đi và khi về rất tinh tế. Ông sử dụng thủ pháp tương phản rất hiệu quả. Đây là điều cơ bản tạo nên sự thành công của bài thơ.
Hãy đọc lại những cặp câu tương phản sau:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy/ Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Mưa bụi nên em không ướt áo/ Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Thôn đoài cách có một thôi đê/ Có ngắn gì đâu một dải đê
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay/ Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày

Tình cảm của cô gái đã rõ, còn chàng trai đối với cô gái như thế nào? Chàng được nhắc đến hai lần:
… hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Và:
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang.
Có thể nói anh chàng này rất khả nghi, còn tình cảm cô gái rất mãnh liệt. Mặc dù việc không gặp được người yêu làm cho “cả mùa xuân cũng bẽ bàng” nhưng cô gái vẫn tha thiết, mòn mỏi, hy vọng.
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?

Và với cả sự trách nhẹ của cô đã nhắc trên đây nữa, ta thấy ở cô một tấm lòng bao dung, trong sáng và cao đẹp.
Khi yêu, thường là người con trai chủ động hơn người con gái. Nói như thế, không phải là tình yêu của con trai mãnh liệt hơn. Cô gái ở đây chỉ có một hành động duy nhất là sang hội chèo xem có gặp người ta không, rồi về, thế thôi. Nếu như chàng trai cũng sang xem hát, chắc là cô sẽ không hỏi trước, không tỏ ra vồn vã. Đó là sự kín đáo của con gái, nhất là con gái nhà quê. Nhưng ai bảo là cô không khao khát yêu đương.
Kể ra, bài thơ có thể thay nhân vật cô gái bằng chàng trai. Như vậy có vẻ hợp với lẽ thường hơn. Nhưng nếu thế, có lẽ bài thơ kém hay đi nhiều. Chợt nhớ Huy Thục, ít nhất đã có 2 lần đổi ngôi anh thành ngôi em khi phổ nhạc. Đó là bài “Đợi” của Vũ Quần Phương, “Trăng khuyết” của Phi Tuyết Ba, và cái sự có vẻ trái khoáy ấy làm cho bài hát thành công hơn hẳn:

Anh ngỏ lời yêu em => Em ngỏ lời yêu anh
Anh đứng trên cầu đợi em => Em đứng trên cầu đợi anh.

Trở lại bài “Mưa xuân”. Bài thơ được bố cục rất chặt chẽ. Ta không thể thay đổi vị trí các câu, các khổ thơ cho nhau, cũng không thể bỏ đi hay thêm vào một khổ thơ nào. Từ ngữ được huy động đầy dụng ý, không có một chữ nào khiên cưỡng. Khó có thể thò bút chữa đi một chữ mà không làm suy giảm giá trị của bài thơ. “Những bóng người trên sân ga” cũng được bố cục rất chặt chẽ nhưng ở “Mưa xuân”, ý và chữ nghĩa hay hơn, đẹp hơn. Có thể nói, “Mưa xuân” là một bài thơ toàn bích.

Nguyễn Bính không cố đi tìm những từ lạ, lối diễn đạt lạ. Ông chỉ sử dụng ngôn ngữ bình dân nhưng với ngòi bút tài hoa, ông đã để lại cho đời nhiều bài thơ xuất sắc, trong đó “Mưa xuân” – một bài thơ tình tuyệt đẹp là ví dụ điển hình.

NTT

.

Đăng tải tại Chính trị - xã hội | Bình luận về bài viết này

HÃY ĐỪNG. LÃNG QUÊN LỊCH SỬ VÀ SỰ HY SINH !

“Lịch sử là tất cả những gì vừa xảy ra, kể cả khoảnh khắc vừa mới trôi qua”[1], Năm Kỷ Mùi 1979, “bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh” “người đồng chí 4 tốt, láng giềng 16 chữ vàng của Việt Nam”[2] đã lùa 69 vạn quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc (Cao, Bắc, Lạng, Hà, Tuyên, Thái) của nước ta. Ngày 17 tháng 2 năm nay (2015) 36 năm (tròn 3 giáp ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam,) và 37 năm sau cuộc chiến tranh chống Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam (cũng do Trung Quốc sai khiến) từ năm 1978 đến ngày 7/1/1979.

Chỉ trong một thời gian ngắn hàng vạn chiến sĩ bộ đội Việt Nam đã phải chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và được nhà nước công nhận là liệt sĩ. “Lòng dân tộc” luôn tôn vinh và tri ân sự hy sinh dũng cảm của hàng vạn con người đã ngã xuống cho dân tộc trường tồn, để đảng muôn năm.

Đảng, Nhà nước luôn luôn khẳng định phải giữ gìn bản sắc của văn hóa Việt Nam, bản sắc băn hóa cũng chính là truyền thống anh hùng của dân tộc, không thể bị đồng hóa, truyền thống quật cường bất khuất của Tổ quốc? Nói như thế cũng là để khẳng định hãy đừng lãng quên sự hy sinh của hàng vạn con người yêu nước, yêu văn hóa Việt, không ai có quyền lãng quên lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lãng quên lịch sử là có tội với tiên tổ, giống nòi củng là quên đi phần lớn nhất, độc đáo nhất, phi thường nhất của văn hóa Việt.

Ngày 17/2/1979 đến muôn năm, của muôn lớp lớp các thế hệ người Việt Nam, nhất định phải “được nhớ” nhớ bởi đó là sự thật và là bản chất của lịch sử. Không thể để hàng triệu con người được gọi là trẻ tuổi biết/không biết một cách “lập lờ”

Nếu cứ coi quá khứ không thể thay đổi sẽ làm tổn hại hiện tại.

 

 

 

[1] Theo Marx

[2] Báo Nhân dân

Đăng tải tại Chính trị - xã hội | Bình luận về bài viết này

NGƯỜI CON GÁI MẶC QUẦN

Người con gái hôm nay mặc quần đỏ

Vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen

Đen và đỏ là hai màu rồi đó
Cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
Cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
Vàng và tím là hai màu mỉm miệng
Mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
Lành và rách đều vô cùng trong sạch
Bởi vì là lành rách cũng long lanh*
(Trích trong tập RONG RÊU, Nxb Văn Nghệ, 1995)

* Trong tập RONG RÊU, bài thơ này kết thúc bằng câu “Bởi vì là lành rách cũng long lanh”. Tuy nhiên, tại cuộc tọa đàm khoa học đầu tiên về nhà thơ Bùi Giáng, do trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM tổ chức vào ngày 14/9/2013, ông Thanh Hoài là người cháu rể của Bùi Giáng cho biết trong quá trình chuẩn bị bản thảo tập thơ này để xin giấy phép xuất bản, ông đã bàn với Bùi Giáng tạm thời “cất” phần cuối của bài thơ để việc kiểm duyệt được thuận lợi. Vì thế bài thơ in ra thiếu mất 7 câu cuối cùng. Đó là những câu sau:

Người con gái hôm nay xé toạc cái mảnh quần
Thành ra một nữ nhi không quần áo
Tất nhiên là tuyệt đối gái ở truồng
Truồng như nhộng và truồng như gái gái
Khắp năm châu bốn biển ngọn nguồn
Trần trụi khắp tân châu và cổ tái
Và bỗng nhiên – thập thành thành thục nữ thiên đường

Ngoài ra, ông Thanh Hoài và một tác giả khác là Đắc Phúc cũng giới thiệu một bài thơ khác của Bùi Giáng, tiếp nối bài thơ NGƯỜI CON GÁI MẶC QUẦN. Đó là bài GÁI KHÔNG MẶC QUẦN. Nhân tiện, xin được giới thiệu nơi đây:

Bài thứ 7(b): GÁI KHÔNG MẶC QUẦN
Người con gái hôm nay không mặc quần nữa
Vì có lẽ hôm qua đã mặc quần rồi
Chẳng lẽ suốt đời mặc quần mãi
Nên bây giờ là chấm dứt chia phôi
Thế nào cũng thế mà thôi.
(Nguồn: Giao Hưởng, Bùi Giáng và bài thơ ‘phù thủy’, http://www.thanhnien.com.vn/…/bui-giang-va-bai-tho-phu-thuy…)

Đăng tải tại Cóp nhặt | Bình luận về bài viết này

Lịch sử không thể lãng quên

Karl Marx phê phán các sử gia coi 30 năm lịch sử vừa mới diễn ra là chính trị. Vì có nhiều bí mật chưa tỏ tường hóa[1].Theo Marx, lịch sử là tất cả những gì vừa xảy ra, kể cả khoảnh khắc vừa mới trôi qua.

  1. Khi là sinh viên hàng triệu người trẻ được dạy rằng có những sự thật lịch sử chưa nên nói vì chưa có lợi. (vì trong chiến tranh, rất cần những khoảnh khắc, những “im lặng” về sự thật, vì sợ bị kẻ thù lợi dụng, lòng dân ly tán…)
  2. Thế nhưng giới hạn của sự lãng quên nằm ở mức nào, bao lâu hay đến bao giờ? 36 năm đã qua sau cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc ở 6 tỉnh biên giới (17/2/1979 -17/2/2015) [2] và 37 năm sau cuộc chiến tranh chống Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam từ năm 1978 đến ngày 7/1/1979, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đã có hàng vạn chiến sĩ bộ đội Việt Nam hy sinh và được nhà nước công nhận là liệt sĩ.Lịch sử không thể lãng quên sự hy sinh dũng cảm của hàng vạn con người đã ngã xuống cho dân tộc trường tồn, cho Đảng muôn năm.
  3. Đảng, Nhà nước luôn/thường khẳng định việc phải giữ gìn bản sắc của văn hóa Việt Nam. Bản sắc dân tộc Việt Nam là gì nếu không phải phần lớn nhất, độc đáo nhất, phi thường nhất, chính là truyền thống không thể bị đồng hóa, truyền thống quật cường bất khuất của Tổ quốc? Nói như thế cũng là để khẳng định rằng không một ai có quyền lãng quên lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là có tội với tiên tổ, giống nòi.
  4. Lịch sử có chức năng là “người thầy” của cuộc sống. Chính lịch sử dạy cho hiện tại những sai lầm cần tránh khỏi, sự tỉnh táo trước những gì tương tự đã từng xẩy ra. Nếu cứ coi quá khứ không thể thay đổi sẽ làm tổn hại hiện tại.
  5. Ngày 17/2/1979 đến muôn năm, của muôn lớp lớp các thế hệ người Việt Nam, nhất định phải “được nhớ” nhớ bởi đó là sự thật và là bản chất của lịch sử. Không thể để hàng triệu con người được gọi là trẻ tuổi biết/không biết 17 tháng 2 năm 1979.

Việc né tránh quá khứ chỉ càng làm cho hiện tại phức tạp, đớn đau hơn.

 

[1] “Hậu hiện đại” hoặc “sau hiện đại” để chỉ quãng thời gian tranh tối, tranh sáng

[2] Luật pháp ở nhiều nước quy định việc giải mã toàn bộ bí mật lịch sử chỉ khoảng trên dưới 30 năm.

 

Đăng tải tại Lịch sử | Bình luận về bài viết này

Nhạc Chung Văn

Đường về xứ Thanh

Thời đã qua (Nguyễn Văn Chung)

Baby Vũ Phong

Quê tôi Thanh Hóa

Đăng tải tại Âm nhạc | Bình luận về bài viết này

Tản mạn về tháng Chạp

  1. Trong mười hai tháng của một năm âm lịch, chỉ có tháng giêng-mở-đầu và tháng Chạp-kết-thúc là được gọi bằng một tên riêng, thay vì chỉ được gọi bằng số như các tháng khác.Thực ra chạpcũng là một từ gốc Hán: ông cha ta cố tình đọc trại từ lạp trong lạp nguyệt thànhchạp, giống như từng đọc trại theo âm Quảng Đông từ tạp trong tạp hóa thành chạp – chạp phô. Cho nên bản thân hai tiếng tháng Chạp đã thể hiện rõ năng lực giao lưu văn hóa đa dạng và sáng tạo của người Việt, một sự tiếp biến ngôn ngữ tinh tế không chỉ mang lại cho tiếng Việt một danh từ rất đỗi gần gũi thân thương mà còn tạo thêm nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho văn nghệ sĩ, trước hết là cho các nhà thơ…
  2. Văn hóa ẩm thực người Việt có một bữa-cơm-dòng-họ thường được tổ chức vào tháng Chạp – gọi là chạp mả. Không biết chạp trongchạp mả với chạp trong tháng Chạp có quan hệ ngữ nghĩa gì không – dường như là có quan hệ, chỉ biết ngày chạp mả kết hợp với giẫy mả – sửa sang phần mộ tổ tiên – là rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, và người Việt mỗi năm phải tham dự ít nhất ba bữa chạp như vậy: chạp họ cha, chạp họ mẹ và chạp họ vợ/họ chồng.

Nhờ có chạp mả mà nhiều người – nhất là lớp trẻ – mới biết họ và quan trọng hơn là biết hàng, bởi có khi mình được một người râu tóc bạc phơ cung kính gọi bằng anh bằng chị, ngược lại có khi phải lễ phép xưng con xưng cháu với một người tuổi hãy còn rất trẻ.

  1. Tháng Chạp của người Việt có một thời điểm vô cùng độc đáo và hết sức nhân văn – đêm hăm hai rạng sáng hăm ba. Theo truyền thuyết, đó là lúc ông Táo-chồng-sau của bà Táo hối hả cưỡi cá chép về chầu trời, và chính trong suốt một tuần lễ mà người-thứ-ba tạm thời vắng mặt, ông Táo-chồng-trước của bà Táo mới có cơ hội bày tỏ sự ăn năn về lỗi lầm “chết người” mang hơi hướng bạo lực gia đình mà ông từng mắc phải năm xưa.

Dường như bảy ngày đêm là quá ít để người đàn ông này có thể bộc bạch nỗi niềm cho đến đầu đến đũa, nên đêm hăm hai rạng sáng hăm ba năm nào ông Táo-chồng-sau của bà Táo cũng phải bấm bụng một mình đi xa – cả ngàn năm nay rồi và không chừng cả ngàn năm nữa…

  1. Có điều tháng Chạp bây giờ không còn khiến cho người Việt háo hức đợi chờ như xưa. Sau hơn một trăm năm Âu hóa, dường như người Việt đương đại đã chia đều sự háo hức chờ đợi của mình cho cả tháng Chạp âm lịch lẫn tháng mười hai dương lịch. Người Việt giờ đây cũng hồi hộp chờ từng phút giây qua trước đồng hồ đếm ngược vào giao thừa năm mới dương lịch và từng có ý tưởng hơi cực đoan và không được mấy người đồng tình rằng nên chăng người Việt mình chỉ ăn tết… Tây.

Tất nhiên không háo hức đợi chờ như xưa nghĩa là vẫn cứ háo hức đợi chờ – chờ đi chạp mả, chờ ông Táo-chồng-sau của bà Táo hối hả cưỡi cá chép về chầu trời và nhất là chờ một năm mới yên ổn an bình sắp đến…

  1. Dường như đằng sau sự háo hức đợi chờ tháng Chạp là sự háo hức chờ đợi tháng giêng, nhưng cũng có thể nói rằng đằng sau sự háo hức chờ đợi tháng giêng kia chính là sự háo hức đợi chờ tháng Chạp, bởi tháng Chạp tuy là tháng-kết-thúc song không bao giờ đóng khép, ngược lại tháng Chạp luôn mở ra những hy vọng mới và những hoài bão mới cho con người.

Tháng Chạp hoàn toàn không có tư-duy-nhiệm-kỳ và thường gồng mình cố sức dấn lên phía trước trong cuộc thi chạy tiếp sức của Thời Gian để trao tín gậy/chuyền gậy tiếp sức cho tháng giêng ở một trạng thái sung mãn nhất trong khả năng có thể… Và con người luôn biết ơn tháng Chạp vì sự tận-hiến-cháy-hết-mình này.

  1. Tháng Chạp khẽ khàng chuyền gậy tiếp sức cho tháng giêng đúng vào đêm ba mươi tết. Và ngay từ cái khoảnh khắc bàn giao thiêng liêng ấy, tháng Chạp nép mình vào bóng đêm lặng lẽ quan sát những người đang thành kính khấn vái trước bàn thờ gia tiên trong cảnh ấm áp đoàn tụ gia đình, và quan sát cả những người trải qua hai tháng – tháng Chạp và tháng giêng, cũng là hai năm – năm cũ và năm mới, mà vẫn chưa về tới nhà hoặc chưa có nhà để về.

Tháng Chạp xót xa thương cảm những số phận cơ nhỡ chưa có nhà để về, quý trọng ngưỡng mộ những người vì mưu sinh kiếm sống hoặc vì nhiệm vụ chưa thể/chưa kịp về nhà và độ lượng bao dung với những người đang mải tìm vui chưa kịp/chưa muốn về nhà…

  1. Tháng Chạp luôn bao đồng như vậy nên con người không thể không hào phóng chi tiêu trong những ngày tháng Chạp. Tôi từng viết trên báo Đà Nẵng cuối tuầnsố ra cuối tháng Chạp năm Nhâm Thìn rằng “không hiểu sao cứ đến tháng Chạp người ta lại rất hào phóng với đồng tiền của mình, có khi người càng ít tiền càng hào phóng. Mà không hào phóng – tới mức có thể sẵn sàng tiêu đến đồng tiền cuối cùng – cũng khó, bởi nhu cầu chi tiêu mua sắm vào thời điểm cuối năm thường rất lớn và mọi thứ đều có vẻ như hợp lý” (*). Thôi thì cứ xem như tiền tháng Chạp là một nỗi-ám-ảnh-ngọt-ngào không ngừng đồng hành với chúng ta trong cõi nhân gian cho đến khi nào cuộc đời này không còn… tháng Chạp!

BÙI VĂN TIẾNG

(*) Xem thêm Bùi Văn Tiếng: Tiền tháng Chạp, Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 27-1-2013

 

Đăng tải tại Cóp nhặt | Bình luận về bài viết này

Bài thi tìm hiểu Hiến pháp 2013

 Hiến pháp là tập hợp các đạo luật và quy định chính thức và có hiệu lực mà theo đó công dân và các cơ quan chính thức của một Nhà nước được điều hành” [3]. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Bản Hiến pháp đã được 486/488 đại biểu biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 97, 59% [1]. Và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp được tạo ra từ tư duy của cả dân tộc, và được ghi ở lời nói đầu vì vậy mỗi công dân Việt Nam không được nghĩ khác với tư duy có ở Lời nói đầu.

NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

Câu hỏi 1: Vì sao cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ?

Trả lời:

Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản, định hướng các thể chế chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước. Cùng với những thay đổi về lịch sử, kinh tế, chính trị cụ thể, nên việc thay đổi, hay sử đổi Hiến pháp là tất yếu, khách quan của lịch sử Hiến pháp thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Vì cùng với sự phát triển của lịch sử tất phải thay hoặc sửa, một khi lợi ích đó đòi hỏi.

Khẳng định tính tất yếu khách quan của việc sửa đổi Hiến pháp vì Hiến pháp không phải là sản phẩm tự nhiên mà do ý trí của con người, của một quốc gia dân tộc nhất định quyết định. Lịch sử Hiến pháp của các nước trên thế giới đã cho thấy Hiến pháp có thể là hệ quả, có thể là mở đầu hình thành nên một nhà nước mới, nhưng hoàn toàn không bất biến. “Hiến pháp Mỹ trong vòng 200 năm từ 1791 tới 1992, cũng sửa tổng cộng tới 27 lần, nghĩa là 7-8 năm sửa 1 lần. Nước Đức chỉ trong vòng 40 năm, từ 1951 đến 1990 đã sửa Hiến pháp tới 38 lần, bình quân mỗi năm gần 1 lần, có năm sửa tới 3 lần” [7]. Gần đây nhất Ai Cập đã hủy bỏ Hiến pháp năm 1971 thay bằng Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 26.12.2012, sau khi lật đổ chế độ Mubarak. Hiến pháp là văn bản luật gốc làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, quy định bộ máy của nó, cùng các chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự nhà nước phải tuân thủ, nên một khi chế độ bị lật đổ buộc phải thay bằng hiến pháp mới, là tất yếu. (ở đây, Hiến pháp là hệ qủa của cách mạng xã hội)

Hiến pháp là biểu hiện của dân chủ và tự do thể hiện quyền tự thân của người dân; nhà nước của nhân dân, do nhân dân sinh ra vì chính nhân dân điều này hoàn toàn khác với bản chất của các chế độ chuyên chế với vua chúa khi lên ngôi chỉ cần tuyên cáo với bá tính là đủ. Hiến pháp của nhà nước dân chủ như: Hiến pháp nước Đức điều khoản 146 quy định hiến pháp của họ không phải vĩnh viễn, mà chỉ: “có hiệu lực tới ngày có một hiến pháp mới được nhân dân Đức tự do quyết định” [7]. “Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng có điều khoản phúc quyết. Điều này nghĩa là người dân chứ không phải nhà nước, có quyền quyết định tất cả.

Mục đích sửa hiến pháp năm 1992 ở nước ta là nhằm “xây dựng và thi hành hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [4]. Kể từ năm 1945 đến nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản, định hướng thể chế chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước. Từ năm 1945 đến nay Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp tương ứng với nhiệm vụ, hoàn cảnh của từng thời kỳ lịch sử khác nhau: Hiến pháp năm 1946 nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước vừa dành được quyền độc lập, tự chủ; Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, bản Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Hiến Pháp năm 2013 có thể nói là Hiến pháp của thời kỳ quá độ thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Như vậy trong vòng 67 năm từ Hiến pháp 1946 đến năm 2013 Việt Nam đã thực hiện 5 lần sửa đổi Hiến pháp, trung bình cứ 13, 4 năm sửa đổi Hiến pháp một lần.

Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Bản Hiến pháp này đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Chính những sự đổi mới này đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với nước ta trong 20 năm qua, đưa Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển sau chiến tranh trở thành một nước đang phát triển, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp cả về kinh tế, chính trị, Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao…. Nhiệm vụ hòa nhập quốc tế đã và đang đặt ra ngày càng bức thiết. Sau năm 1992, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, như ASEAN, ASEM, APEC, WTO[1] và nhiều tổ chức của Liên hợp quốc như UNDP, UNFPA, UNESCO[2],…Việt Nam cũng mạnh mẽ tuyên bố, Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” [4]. Chính vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào năm 2011 đã tổng kết thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới (1986 – 2011), bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đề ra những chủ trương mới nhằm xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.

Sửa đổi hiến pháp năm 1992 nhằm tiếp tục thực hiện và phát huy dân chủ ở mức cao nhất. Vì  Hiến pháp “là công cụ để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình”. Quyền dân chủ trực tiếp như quyền phát biểu, quyền biểu quyết và nhất là quyền phúc quyết các vấn đề trọng đại của đất nước. Do vậy ngay từ đầu việc sửa đổi Hiến pháp có sự tham gia nhiều nhất, thực chất nhất của nhân dân và các nhà khoa học.

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng nhằm mục đích tiếp tục thực hiện ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, hách dịch và xa rời quần chúng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Một đặc điểm của lịch sử Nhà nước và lịch sử lập hiến Việt Nam đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đều đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp.

Sửa đổi Hiến pháp nhằm thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước pháp quyền, việc thực thi quyền lực nhà nước phải dựa trên pháp luật và pháp luật phải do ý chí của nhân dân quyết định. Nhân dân muốn quyền lực mà mình ủy thác không tạo cho bất cứ cơ quan nhà nước nào cơ hội để lạm quyền, độc quyền và từ đó hình thành chế độ độc tài. Kiểm soát quyền lực, tránh tình trạng mất dân chủ, độc quyền là yêu cầu của Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang xây dựng.

Có thể khẳng định rằng việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, như mục tiêu của cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và các văn kiện khác của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu định hướng phát triển, toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạnh mới nhằm xây dựng nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy mới cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đảm bảo đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo quyền lợi con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đưa đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

Câu hỏi 2: Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về Quyền con người, quyền công dân?

Trả lời

Quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp năm 2013 Hiến định trong Chương II (được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thành Chương: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Sự thay đổi tên gọi và bố cục đã khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền còn người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp. Hiến pháp mới có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sau đây:

Khẳng định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14). Bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14). Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân không thể tùy tiện mà phải “theo quy định của luật”.

Khẳng định và làm rõ nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. (Điều 15).

  1. 1. Hiến pháp năm 2013 hiến định các quyền về chính trị, dân sự được thể hiện ở các nội dung sau:

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. (Điều 19)

Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. (Điều 20)

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. (Điều 22)

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 23) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. (Điều 24) Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25) Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. (Điều 26)

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. (Điều 27) Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. (Điều 28) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. (Điều 29)

Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. (Điều 30)

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật. (Điều 31)

  1. Hiếp pháp 2013 tiếp tục làm rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, xã hội, văn hóa và trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người.

–  Các quyền về kinh tế bao gồm:

Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. (Điều 32) Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. (Điều 33)

– Các quyền về xã hội bao gồm:

Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. (Điều 34) Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. (Điều 43) Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. (Điều 35) Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. (Điều 36) Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 37)

Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế. Điều 38 Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (Điều 43)

  1. Các quyền về văn hóa bao gồm:

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Điều 39 Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó. Điều 40 Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. Điều 41 Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. Điều 42

Quyền con người, quyền công dân không chỉ đề cập ở Chương II mà ở nhiều chương khác như chương về Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Cụ thể, Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân (Khoản 6 Điều 96); Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Khoản 3 Điều 107); Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Khoản 3 Điều 102). Như vậy, bộ máy Nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền con người.

Quyền con người,  quyền công dân “Mọi người có quyền”, “Công dân có quyền” trong Chương 2 của Hiến pháp năm 2013 được tách bạch và sắp xếp các quyền cơ bản ấy một cách khoa học theo từng thế hệ. Trong thứ tự ấy, sau các điều khoản về nguyên tắc, các quyền được sắp xếp theo thứ tự: các quyền dân sự, chính trị (thế hệ quyền thứ nhất); các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (thế hệ quyền thứ hai); các quyền tập thể, như quyền được sống trong môi trường trong lành (thế hệ quyền thứ ba).

Câu hỏi 3: Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Trả lời:

Hiếp pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 như nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44), nghĩa vụ quân sự (Điều 45), nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); riêng nghĩa vụ nộp thuế được sửa đổi về chủ thể là mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47) mà không chỉ công dân có nghĩa vụ nộp thuế như Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp năm 2013 hiến định những nghĩa vụ cơ bản của công cụ thể như sau: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân (Khoản1 Điều 15). Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Khoản 4 Điều 15). Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. (Điều 44); Bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (điều 45); thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh (Điều 64).

Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. (Khoản 3 Điều 15). Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); Bảo vệ Hiến pháp (Khoản 2 Điều 119). Nộp thuế theo luật định (Điều 47); Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước (Điều 56). Nghĩa vụ học tập (Điều 39).Thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (Khoản 1 Điều 38). Bảo vệ môi trường (Điều 43); cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Khoản3 Điều 63).

Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác (Khoản 2 Điều 15); Không được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật (Khoản2 Điều 24); Không được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Khoản 2 Điều 21); Không được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý (Khoản 2 Điều 22); Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (Khoản 3 Điều 30).

Câu hỏi 4: Hiến pháp năm 2013 quy định trong những trường hợp nào, quyền con người, quyền công dân bị giới hạn?

Trả lời:

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Khoản 2 Điều 4). Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (Khoản 3 Điều 32). Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội  lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 54). Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thậtcần thiếtdo luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh,tình trạng khẩn cấp, phòng,chống thiên tai (Khoản 4 Điều 54).

Câu hỏi 5. Là Công dân Việt Nam, anh, chị cần làm gì để thực hiện tốt và bảo vệ Hiến pháp năm 2013?

Trả lời

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam xác định Nhân dân là chủ thể xây dựng và thi hành Hiến pháp, hay nói cách khác, xây dựng và thi hành Hiến pháp là công việc của Nhân dân. Quan điểm này được thể hiện ngay từ lời nói đầu khi Hiến pháp khẳng định:“Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều 45 của Hiến pháp năm 2013 cũng hiến định: … “công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh rằng, hiệu lực của Hiến pháp và pháp luật chỉ có được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Trong thực thi Hiến pháp, pháp luật, về phía Nhà nước, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, thưởng phạt phải rõ ràng, về phía công dân, tất cả mọi người không loại trừ ai đều có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật.

Hiến pháp năm 2013 là kết quả của cả một quá trình xây dựng, lấy ý kiến của nhân dân ở từng tổ dân phố, hộ gia đình, đến mỗi công dân và trong toàn thể các tầng lớp Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước. Là công dân Việt Nam, chúng ta ai cũng đã dự vào, hoặc đã góp ý kiến của mình vào Hiến pháp năm 2013, chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt và bảo vệ Hiến pháp năm 2013? Đây là câu hỏi đòi hỏi trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong việc thực thi Hiến pháp và pháp luật đó cũng là hành động yêu nước của mỗi công dân theo tinh thần hành động “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

Để thực hiện tốt và bảo vệ Hiến pháp năm 2013 trước hết bản thân phải thực hiện nghĩa vụ học tập, tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 và nắm vững pháp luật, vì có nắm vững thì mới thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật, trên tinh thần thượng tôn pháp luật công dân đều phải sống và làm việc dựa trên các quy định của Hiến pháp và luật pháp; không ai được phép đặt mình ra khỏi các quy định của Hiến pháp. Tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật của một công dân phải được thể hiện thông qua các hình thức thực hiện đó là:

 Thực hiện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật tự mình kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà Hiến pháp, pháp luật hiến định, và quy định.

Chấp hành Hiến pháp, pháp luật tự giác thực hiện những nghĩa vụ do Hiến pháp, pháp luật quy định. Ví dụ như công dân phải chấp hành các quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Là công dân Việt Nam chúng ta có quyền sử dụng Hiến pháp, pháp luật, chúng ta được “chủ động” thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình theo ý chí của mình nhưng không trái với Hiến pháp.

Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia việc quản lý nhà nước và xã hội để thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Là công dân Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm tham gia quản lý xã hội ở các hình thức thực hiện như: có quyền tự ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, quyền bầu cử đại biểu ưu tú đại diện cho mình tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Qua đó có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật.

Tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Với hình thức này mỗi công dân chúng ta có thể tự mình trực tiếp đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật quan trọng; đồng thời, đóng góp ý kiến, phản ánh với Nhà nước qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, qua đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp với Hiến pháp pháp luật trong quá trình thực hiện.

Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước; đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham những, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật, trái với Hiến pháp của các cơ quan và công chức nhà nước.

Hai là, để chấp hành tuyệt đối Hiến pháp và pháp luật là công dân Việt Nam chúng ta phải có ý thức, trách nhiệm rèn luyện đạo đức pháp luật nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, trên tinh thần “đạo đức là pháp luật tối cao, pháp luật là đạo đức tối thiểu”. Vì pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Mỗi công dân Việt Nam có ý thức thực thi pháp luật thì cả xã hội sẽ có trật tự, kỷ cương, văn minh, tiến bộ.

Ba là, mỗi công dân phải có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền hiến pháp và pháp luật, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. Là công dân Việt Nam ngoài việc thực hiện và thi hành pháp luật chúng ta có trách nhiệm tuyên tuyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật đến trong gia đình và cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Bốn là, mỗi công dân phải luôn có ý thức, trách nhiệm tố giác trước những tư tưởng, hành động của một bộ phận công dân thiếu hiểu biết, hoặc cố tình làm trái Hiến pháp coi Hiến pháp, pháp luật là sự trói buộc mình nên đã có tâm lý trốn tránh pháp luật. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật, nạn tham nhũng và các hành vi làm ăn bất lương. Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức pháp luật, đặc biệt là “ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” (Nghị quyết Trung ương 4) đã và đang là nỗi bất bình của toàn xã hội, trong và ngoài nước.

Năm là, không bị dao động trước những thông tin, tuyên truyền của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước lấy danh nghĩa dân chủ, nhân quyền kích động, đòi thay đổi, hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng (Điều 4 đã được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định từ Hiến pháp 1946) nói xấu nội dung Hiến pháp năm 2013 để thực hiện các mục đích chính trị ảnh hưởng đến an ninh, quyền lợi thiêng liêng của dân tộc khi thông tin đó chưa được kiểm chứng, xác thực trong thực tế và không được đại bộ phận Nhân dân Việt Nam đồng tình.

Nhận thức đúng dắn, có lập trường kiên quyết nhằm bảo vệ tính đúng đắn của Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng; bác bỏ những quan điểm sai trái, nhất là những quan điểm như: Phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, đòi đổi tên Đảng, tên nước; đòi lập các tổ chức để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, muốn Việt Nam đi theo con đường và thể chế chính trị tư sản …

Chống những luận điệu xuyên tạc, gây rối, phá hoại việc thực thi Hiến pháp, nhất là những quan điểm, như: Phủ nhận đóng góp của Hiến pháp năm 1992 và những điểm bổ sung, điểm mới của Hiến pháp; không công nhận Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013; đưa ra những phát biểu một cách mơ hồ và được các trang mạng “dân chủ” như blog Dân làm báo, Diễn đàn xã hội dân sự, Mạng lưới Blogger Việt Nam, đài RFA, BBC, RFI đăng tải và cho rằng, “Hiến pháp mới chẳng có gì mới so với Hiến pháp cũ”, Hiến pháp mới là “bình mới, rượu cũ”, “Hiến pháp mới chưa thể hiện được những quyền cơ bản của con người”, xuyên tạc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực thi Hiến pháp và pháp luật; vu khống, xuyên tạc quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp; thổi phòng sơ hở, yếu kém của hệ thống chính trị để kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu có trách nhiệm, và có nhận thức đúng đắn về dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa; phê phán những quan điểm cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không tạo những chuyển biến lớn; quá trình sửa đổi tiến hành hình thức, không bảo đảm dân chủ …

Thực hiện và bảo vệ Hiến pháp không chỉ là nhiệm vụ là trách nhiệm của công dân đối với đất nước nó còn góp phần vào việc thực hiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân”.

Nghĩ về Hiến Pháp

Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3 tháng 9 năm1945,  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chính phủ, trong đó nhiệm vụ thứ ba là: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.” Việc nước không thể một ngày ngơi nghỉ, cách tiến hành công việc trị nước cũng cần phải được quyết định rõ ràng. Để làm được điều đó cần đến rất nhiều quy tắc. Các quy tắc này có rất nhiều nhưng trong đó quy tắc quan trọng nhất là Hiến pháp. Và từ năm 1946 đến nay Việt Nam đã có các Hiến pháp năm 1959 thay thế Hiến pháp 1946; khi chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực thi trên phạm vi toàn quốc, Hiến pháp 1980 thay thế Hiến pháp 1959; và khi chương trình Đổi mới được triển khai, Hiến pháp 1992 thay thế Hiến pháp 1980, Hiến pháp 2013 thay thế Hiến pháp năm 1992 đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa.

Hiến pháp mới đã hoàn thành. Mọi công dân Việt Nam sẽ phải tuân thủ hiến pháp này. Để có được bản Hiến pháp này, rất nhiều người đã lao tâm khổ tứ. Nếu có ai nghĩ Hiến pháp không có liên quan gì đến mình? Giả sử có, thì đó là một sai lầm lớn.  Cũng như ngôi nhà của mình bị mất cột thì sẽ thế nào? Ngôi nhà sẽ đổ sập ngay lập tức. Nếu ví đất nước như ngôi nhà thì cây cột chính là Hiến pháp. Nếu như không có Hiến pháp, thì cho dù trong nước có bao nhiêu người đi chăng nữa cũng không hiểu được phải trị nước như thế nào? Hiến pháp với tư cách là quy tắc quan trọng nhất cũng được tuân thủ chặt chẽ. Quy tắc quan trọng nhất của đất nước nói một cách khác cũng là quy tắc có vị trí cao nhất vì thế  Hiến pháp còn được gọi là “quy tắc tối cao” của đất nước. Hiến pháp là “quy tắc tối cao” nhưng không vì thế mà thần thánh hóa Hiến pháp, mà phải xem việc thực hiện và sửa đổi hiến pháp là yêu cần thiết để dần dần dân chủ hóa cách quản trị quốc gia và làm cho Nhà nước có trách nhiệm hơn và thích ứng với thay đổi của thời cuộc. Hiến pháp năm 2013 ra đời cũng nhằm mục đích đó.

Chúng ta là một công dân của đất nước. Nếu như từng công dân không trở nên thông minh và mạnh mẽ thì toàn thể đất nước không thể nào trở nên thông minh và mạnh mẽ được. Nguồn gốc của sức mạnh đất nước là nằm ở mỗi người dân. Vì thế mà nhà nước thừa nhận năng lực của từng người dân, từng công dân và bảo vệ nó chu đáo. Để làm được điều đó, Hiến pháp đã quy định rất nhiều quyền lợi của từng người dân. Các quyền lợi quan trọng này của người dân được gọi là “các quyền cơ bản của con người”. Quyền lợi này cũng được mặc định trong Hiến pháp.

Hiến pháp đã trao cho mỗi công dân những quyền tuyệt vời như thế chúng ta phải tự mình bảo vệ lấy nó và không được để mất. Không được dùng nó một cách ám muội để làm phiền người khác. Không được quên rằng những người khác cũng có các quyền như mình vậy. Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp được tạo ra từ tư duy của cả dân tộc, được ghi ở lời nói đầu vì vậy không được nghĩ khác với tư duy có ở  Lời nói đầu.

 Những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013

 Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992.

Lời nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn, súc tích tinh thần, nội dung của Hiến pháp, phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chương I : Chế độ chính trị, gồm 13 điều (từ điều 1 đến điều 13), được xây dựng trên cơ sở viết gọn lại tên Chương I của Hiến pháp năm 1992 và đưa các quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh tại Chương XI của Hiến pháp năm 1992 vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị quốc gia. Hiến pháp năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “ kiểm soát quyền lực” và “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp” được ghi nhận trong Hiến pháp. Đồng thời bổ sung điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng “phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

Chương II : Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, gồm 36 điều (từ điều 14 đến điều 49), được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992, đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác của Hiến pháp 92 về Chương này. Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số quyền mới là quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành.

Chương III : Kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường, gồm 19 điều (từ điều 50 đến điều 68), được xây dựng trên cơ sở lồng ghép chương II và Chương III của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Hiến pháp năm 2013 bổ sung một điều quan trọng về chính sách tài chính công (điều 55) nhằm khẳng định vai trò của tài chính công, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng tài chính công và cơ sở hiến định cho việc thiết lập kỷ luật tài chính.

Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc, gồm 5 điều (từ điều 64 đến điều 68), được xây dựng trệ cơ sở giữ nội dung và bố cục của Chương IV Hiến pháp năm 1992, xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Chương V: Quốc hội, gồm 17 điều (từ điều 69 đến điều 85). Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cơ bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Chương VI: Chủ tịch nước, gồm 8 điều (từ điều 86 đến điều 93), tiếp tục giữa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội, đối ngoại, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Chương VII: Chính phủ, gồm 8 điều (từ điều 94 đến điều 101), tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành  pháp..

Chương VIII: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, gồm 8 điều (từ điều 102 đến điều 109), được đổi vị trí từ Chương X “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân” của Hiến pháp năm 1992. Chương này được thể hiện logic, chặt chẽ, đi từ vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức và hoạt động đến tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan.

Chương IX: Chính quyền địa phương, gồm 7 điều (từ điều 110 đến điều 116), được xây dựng trên cơ sở đổi tên Chương IX của Hiến pháp năm 1992 và quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính, còn những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do luật định.

Chương X: Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước, gồm 2 điều (từ điều 117 đến điều 118), bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập gồm Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN.

Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp, gồm 2 điều (từ điều 119 đến điều 120), tiếp tục khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp; đồng thời bổ sung và quy định rõ mọi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý; quy định trách nhiệm của Quốc hội và các cơ quan nhà nước cũng như toàn dân trong việc bảo vệ Hiến pháp.

[1] ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) ASEM: Diễn đàn hợp tác Á–Âu (The Asia-Europe Meeting). APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation). WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

[2] UNDP:Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc,(United Nations Development Programme) UNFPA: Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 [1]. Ban Tuyên giáo trung ương, Tài liệu tuyên truyền Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2014.

[2]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Hồng Đức.

[3]. Phạm Quang Minh, Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới, Nxb, Chính trị hành chính, hà Nội 2010.

[4]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

[5]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 236.

[6]. Quận Sơn Trà, trang thông tin điện tử quận Sơn Trà

[7].http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=60

[8]http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6060

[9].http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/du-thao-sua-doi-nam-1992/2013/23209/Nhung-sua-doi-bo-sung-Hien-phap-nam-1992-ve-Quoc-hoi.aspx

 

 

Đăng tải tại Chính trị - xã hội | Bình luận về bài viết này

Nhạc xuân

1. Happy new year

Tết đoàn viên

Tết Đoàn Viên – Lam Trường, Cẩm Ly và 8 ca sỹ Giọng Hát Việt Nhí (Gala Nhạc Việt 5)

  1. Xuân Ca- Phạm Duy

http://chatvl.com/v/179591?src=cvl&ref=fplnlpb

  1. Nhạc Dân Tộc Hòa Tấu ”Khúc Xuân Reo”

  1. Nét Dạo Ngày Xuân – NSUT.Thế Dân

  1. Nước Non Địa Linh Nhân Kiệt – NSƯT Thế Dân – Phương Anh

Đăng tải tại Âm nhạc | Bình luận về bài viết này

Biên giới lãnh thổ

  1. LỜI NÓI ĐẦU

Nước Việt Nam của chúng ta có từ bao giờ? Phải trải qua những thăng trầm để có được một quốc gia thống nhất hình chữ  S như ngày nay?  Biên giới quốc gia lãnh thổ được hình thành như thế nào? Tại sao Biển Đông lại được gọi là… Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa là một phần thiêng liêng của tổ quốc mà không ai có thể phủ nhận được ?…Đã bao giờ chúng ta nghĩ đến hoặc tự đặt cho mình những câu hỏi và trả lời cho những câu hỏi như vậy chưa ?

Sẽ  có người cho rằng cuộc sống còn thật bề  bộn với bao nhiêu lo toan, gánh nặng mà những vấn đề to tát, vĩ mô, xa vời trên đây chưa phải và chưa thể là ưu tiên trước mắt! cũng sẽ có người tự tin mà rằng: có khó gì đâu, tất cả thông tin đều đã sẵn sàng và chỉ cần một cú “nhấp” chuột. Cho dù theo cách nghĩ nào đi chăng nữa thì có một sự thật không thể phủ nhận  rằng nếu chúng ta coi tổ quốc như một ngôi nhà, như một môi trường sống của chính mình thì việc tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá  nó chắc chắn phải là một lẽ đương nhiên! Hay nói cách khác, không thể sống tốt ở một nơi mà chính ta không hiểu gì, biết gì về nơi đó! Hiểu về đất nước, biết về quá khứ cũng là để tránh một thực trạng buồn bã mà không ít bậc thức giả đã chỉ ra: Người mình hiểu về thế giới quá ít ỏi và cũng gần như không hiểu gì về chính mình!

Nước ta có hệ thống biên giới với chiều dài biên giới đất liền là 4. 510 km, chiều dài bờ biển là 3.260 km, vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2, tiếp giáp với nhiều nước như: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a. Biên giới nước ta là ranh giới pháp lý quốc tế, là “phên dậu” xác định không gian sinh tồn của đời đời con cháu dân tộc Việt Nam; đồng thời, là không gian hợp tác, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, như  Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, các nghị định, chỉ thị của Chính phủ…. Tất cả đã được cụ thể hóa bằng các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển kinh tế – xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới, biển đảo của Tổ quốc.

Luật biên giới quốc gia năm 2003 đã khẳng định:“Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”

Do vậy việc giữ vững biên giới, hải đảo là vấn đề cốt tử của Đảng, Nhà nước và mọi người dân Việt Nam. Để giữ vững biên giới quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ cần có nhiều giải pháp cũng như các mô hình, hoạt động để mọi người dân được bày tỏ lòng yêu nước và giữ vững ngọn cờ yêu nước.  Đặc biệt trong thanh niên chúng ta cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04 (về phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội) Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh niên, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham gia các chương trình như: “Khi Tổ quốc cần”; “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”; các cuộc vận động: “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”; “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK” và “Góp đá xây Trường Sa” … các chương trình này không chỉ nhận được sự quan tâm, cổ vũ, chia sẻ ủng hộ của xã hội, mà còn có xúc cảm lay động lòng yêu nước của mỗi người dân.

Với  mục đích tìm hiểu, siêu tầm, thu thập những thông tin tri thức ở các lĩnh vực xã hội – đời sống  làm tư liệu học tập, nghiên cứu nâng cao hiểu biết, rèn luyện khả năng tự học, tự nâng cao trình độ của bản thân trên các lĩnh vực và thực hiện thông báo của Công đoàn cơ quan về cuộc thi “tìm hiểu pháp luật về Biên giới quốc gia” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Kê hoạch  Liên tịch số 1655/KH-MTTW-CCB-BĐBP-BQĐND, ngày 23/8/2011 của Ban Thường trực Uỷ Ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Báo Quân đội nhân dân, Kế hoạch số 171/KH-MTTQVN-CCB-BĐBP-BQĐND Thành phố Đà Nẵng  về cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về Biên giới quốc gia” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bài dự thi này ngoài phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi của Ban tổ chức. Tôi mạnh rạn cập nhật, siêu tầm những bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà báo, nhà văn, các tài liệu văn bản pháp luật, các hình ảnh minh họa…. về cương vực, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

 

                                                          Đà Nẵng, tháng 12 năm 2011

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. NỘI DUNG
  2. Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Khu vực Biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy định như thế nào?

 

Biên giới quốc gia là sự liên kết của nhiều mặt để tạo nên một hình khối chứa đựng các thành phần lãnh thổ quốc gia. Các mặt biên giới là những mặt tưởng tượng được xác định từ đường biên giới. Đường biên giới quốc gia quyết định trực tiếp đến việc xác lập biên giới quốc gia, là đường cụ thể  để vạch ra rõ ràng trên thực địa bằng hệ thống cột mốc giới và các dấu hiệu khác, được vẽ trên bản đồ, hải đồ và ghi trong các điều ước quốc tế về biên giới.

Theo: www:// hpp wikipedia.org/wiki:   Biên giới hay biên giới quốc gia là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với một nước tiếp giáp khác, hoặc với hải phận quốc tế.

Các loại biên giới:

  1. Biên giới đối địch – là biên giới giữa 2 quốc gia đang ở trong tình trạng đối địch, có khả năng xảy ra xung đột vũ trang.
  2. Biên giới hòa bình hữu nghị – là biên giới chung giữa 2 quốc gia có quanhệ thân thiện, đường biên được hoạch định trên cơ sở thương lượng, bình đẳng.

Biên giới Việt Nam phân định lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam với các nước khu vực chung quanh: Trung Quốc ở phía bắc, LàoCampuchia phía tây, vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông với tổng chiều dài 4.639 km trên bộ và 3.444 km bờ biển; trên biển là vùng còn tranh cãi với các nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc.

Điều 1, Luật biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 quy định: “Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam”.[ 3]

Đỉnh Lũng Cú – Điểm cực Bắc của Tổ quốc -Thuộc tỉnh Hà Giang

    -Vĩ độ: 23°22’59″B – Kinh độ: 105°20’20″Đ

Cột mốc biên giới số 102 giữa Việt Nam                        Cột mốc số 3 A Pa Chải phía Việt Nam

      Trung Quốc tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

 

Tượng đài hình con thuyền                                       Hải Đăng Mũi Đại Lãnh (Phú Yên)

đánh dấu vị trí địa lý của Mũi Cà Mau                       1 trong 2 điểm cực Đông của Việt Nam

 

*Nguồn ảnh: Internet

 

 

             Cột mốc biên giới 605 trên biên giới Việt- Lào (nguồn ảnh theo TTX Việt Nam)

Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam bao gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và biển giới quốc gia trên không.

Khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới biển được quy định như sau:

Khoản 1 điều 6, Luật BGQG Việt Nam quy định:

  • Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng với Biên giới quốc gia trên đất liền. [ 3]

Đường biên giới trên đất liền của nước CHXHCNVN dài 4.510 Km. Phía Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 1.306 Km; Phía Tây giáp với Lào có đường biên giới dài 2.067 Km; phía Tây Nam giáp với Campuchia có đường biên giới dài 1.137 Km.

Ngày 18.8.2000 Chính phủ nước CHXHCNVN ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP (gồm 5 chương, 27 điều) quy định khu vực biên giới đất liền nước CHXHCNVN bao gồm: “ Các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền”.[2]

Nghị định này cũng quy định về các hoạt động của người, phương tiện ở khu vực biên giới bao gồm:

“Cư trú, đi lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác; quy trách nhiệm; quyền hạn của các cấp chính quyền, các lực lượng, các ngành trong quản lý, bảo vệ biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam”. [ 2 ]

Theo Khoản 2 điều 6, Luật BGQG Việt Nam quy định:

“Khu vực biên giới trên biển được tính từ Biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển đảo, quần đảo”[3]

Bờ biển quốc gia Việt Nam dài 3.260 Km kéo dài tà Móng Cái đến Hà Tiên và được bao bọc bởi biển Đông, tron đó có hai Vịnh quan trọng là Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Bắc và Vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của các đảo, lãnh hải của các quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Tọa độ các điểm chuẩn dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam như sau:

  • Điểm Ao: nằm trên ranh giới phía Tây Nam của Vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia.
  • Điểm A1: Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang (09015’0 N – 103027’0 E)

  • Điểm A2: Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai tỉnh Cà Mau (08022’8 N – 104052’4 E)

  • Điểm A3: Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (08037’8 N – 106037’5 E)

  • Điểm A4: Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo (08038’9 N – 106040’3 E)

  • Điểm A5: Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (08039’7 N 106042’1 E)

  • Điểm A6: Tại Hòn Hải tỉnh Bình Thuận (09058’0 N – 109005’0 E)

  • Điểm A7: Tại Hòn Đôi tỉnh Khánh Hòa (12039’0 N – 109028’0 E)

  • Điểm A8: Tại Mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên (12053’8 N – 109027’2 E)

  • Điểm A9: Tại Hòn Ông Căn tỉnh Bình Định (13054’0 N – 109021’0 E)

  • Điểm A10: Tại đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (15023’1 N – 109009’0 E)

  • Điểm A11: Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị (17010’0 N – 107020’6 E).

Như vậy, ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của các đảo và các quần đảo là đường biên giới quốc gia trên biển (chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lý)

Ngày 18.12.2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển (gồm 5 chương, 37 điều). Quy định khu vực biên giới biển được tính từ Biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo. Nghị định cũng quy định:

 “ Hoạt động của người, tàu thuyền của Việt Nam, nước ngoài trong khu vực biên giới biển nhằm quản lý, bảo vệ biên giới trên biển, duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển”.[1]

Quy định về đầu tư xây dựng khu vực biên giới bền vững về mọi mặt, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng công trình quản lý, bảo vệ biển… quy định tàu thuyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ và tàu thuyền quân sự nước ngoài vào thăm nước CHXHCNVN thực hiện theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; quy định người, tàu thuyền, hàng hóa nhập cảnh, quá cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu bằng đường hàng hải; quy định chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước CHXHCNVN.

Theo phụ lục của Nghị định 161/2003/NĐ-CP. Năm 2003 toàn tuyền khu vực biên giới biển của nước CHXHCN Việt Nam  trải dài từ Bắc vào Nam có 28 tỉnh, thành phố với 124  huyện, quận, thị trấn.  Riêng thành phố Đà Nẵng tính đến thời điểm hiện nay theo Nghị định 161/2003NĐ – CP đã lên tới 17 phường (thuộc 5 quận) là khu vực biên giới biển của thành phố như sau:

  1. Phường Hòa Hiệp Bắc
  2. Phường Hòa Hiệp Nam
  3. Phường Hòa Khánh Bắc
  4. Phường Hòa Minh
  5. Phường Thanh Khê Đông
  6. Phường Thanh Khê Tây
  7. Phường Xuân Hà
  8. Phường Tam Thuận

 

  1. Phường Thanh Bình
  2. Phường Thuận Phước

 

  1. Phường Thọ Quang
  2. Phường Mân Thái
  3. Phường Phước Mỹ
  4. Phường Nại Hiện Đông

 

  1. Phường Mỹ An
  2. Phường Khuê Mỹ
  3. Phường Hòa Hải.
  4. Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển CHXHCN Việt Nam?

Chế độ Pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam

  • Dựa trên các Căn cứ pháp lý sau:
  • Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về; lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

  • Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

  • Công ước luật biển 1982, công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 Việt Nam phên công ước ngày 23/6/1994.

  • Luật biên giới quốc gia đã được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực ngày 1/1/2004

  • Viện dẫn từ các văn bản này, quy định khái niệm và chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam.

  • Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 05 vùng biển: Vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

    Tại Khoản 1, Điều 4, Chương I, Luật Biên giới quốc gia quy định: “Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố”.[3]

    Đường cơ sở gồm 10 đoạn nối 11 điểm theo tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính trên diện rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam như sau:

    Điểm Vị trí địa lý Vĩ độ N Kinh độ E
    0 Nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch sử của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia    
    A1 Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang 9015’0 103027’0
    A2 Tại hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải 8022’8 104052’4
    A3 Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo 8037’8 106037’5
    A4 Tại Hòn Bông Lang – Côn Đảo 8038’9 106040’3
    A5 Tại Hòn Bảy cạnh – Côn Đảo 8039’7 106042’1
    A6 Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải 9058’0 109005’0
    A7 Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải 12039’0 109028’0
    A8 Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh 12053’8 109027’2
    A9 Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh 13054’0 109021’0
    A10 Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình 15023’1 109009’0
    A11 Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên 17010’0 107020’6

     

     (Đính theo Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).[5]

    “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và PouLo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản đến 1979” [5]

    Tuyên bố cũng quy định các nội dung sau:

    “Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày 26 tháng 6 năm 1887.Phần vịnh thuộc phía Việt Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề đường cửa vịnh được giải quyết. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”. [5]

    1. Vùng nước nội thủy (Internal waters):

    Là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng đẻ tính chiều rộng lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

    Chủ quyền ở đây được hiểu quyền đặc thù của một quốc gia độc lập, quyền tối cao của quốc gia thực hiện trong phạm vi vùng biển thuộc quốc gia đó.

    Vùng nước nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

    1. Lãnh hải (Territorial sea):

    Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhổ ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.

    Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

    Tuy nhiên, chủ quyền dành cho chúng ta không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, bởi vì tàu thuyền các nước khác được đi qua không gây hại trong lãnh hải. Chúng ta có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia và lợi ích của mình.

    1. Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone):

    Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

    Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

    1. Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone):

    Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hãi Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    1. Thềm lục địa (Continental shelf):

    Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bò ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nowqi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.

    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.

    Cách tính toán

    Vùng nội thủy được tính toán và đo đạc dựa trên đường cơ sở. Các lưu ý khi tính toán nội thủy liên quan tới cửa sông hay các vũng, vịnh nhỏ chỉ thuộc về một quốc gia ven biển.

    Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường thẳng đi ngang qua cửa sông, nối các điểm ở mực nước thấp nhất (trung bình nhiều năm) trên hai bờ của nó.

    Nếu một vũng hay vịnh nhỏ có các bờ chỉ thuộc về một quốc gia thì người ta cần xác định xem nó là một vũng, vịnh “thật sự” hay chỉ là đoạn uốn cong lõm vào tự nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước). Một vũng hay vịnh được coi là “thật sự” nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi đường cơ sở, là bằng hoặc lớn hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính bằng chính độ dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó. Nếu trong đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng sẽ có đường kính bằng tổng độ dài các phân đoạn của các đường cơ sở. Ngoài ra, chiều dài của đường kính này phải không vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là nội thủy. Quy tắc này không áp dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất “lịch sử” hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.

     

                                      Bản đồ: các vùng biển theo luật biển quốc tế

    Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở,

    đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển.

     

    * Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Tại Khoản 1, Điều 2, Chương I, Nghị định số 161/2003/NĐ-Cp ngày 18/12/2003 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Khu vực biên giới biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính các xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo”. [1]

    Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài của lãnh hải Việt Nam.

    Tại Điều 5, Chương I, Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Người, tàu, thuyền của Việt Nam và nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có đầy đủ giấy tờ, trang bị đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật; hoạt động đúng mục đích, phạm vi thời gian cho phép, đi đúng luồng tuyến và phải chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”. [1]

     Quy định đối với người, tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển (Chương II, Nghị định 161/2003/NĐ-CP):

    “Đối với người: Phải có giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp); chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên theo quy định của pháp luật; giấy phép sử dụng vũ khí (nếu có).

    Đối với tàu, thuyền: Phải có giấy chứng nhận đăng ký tàu, thuyền, giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật, biển số đăng ký, sổ danh bạ thuyền viên, giấy phép sử dụng tần số và thiết bị liên quan đến hàng hóa trên tàu, thuyền.

    Ngoài các giấy tờ như trên, người,tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật”.[1]

    • Việc diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiến cứu nạn, tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển phải thông báo cho ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp  tỉnh sở tại, Cục Hàng hải Việt Nam biết ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành.
  • Người, tàu, thuyền của Việt Nam làm nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát về địa chất, khoáng sản trong khu vực biên giới biển, ngoài các loại giấy tờ như đã nêu, phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, phải thông báo cho ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi có biên giới biển biết ít nhất 02 ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ.

    1. Quy định đối với người, tàu, thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển (Chương III, Nghị định 161/20003/NĐ/Cp):
    • Đối với người: Phải có hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay hộ chiếu; các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    – Đối với tàu, thuyền: Phải có giấy chứng nhận đăng ký tàu, thuyền; giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật; danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách trên tàu; giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; giấy tờ liên quan đến hàng hóa vận chuyển trên tàu, thuyền và các giấy tờ khác có liên quan do pháp luật Việt Nam quy định cho từng loại tàu thuyền và lĩnh vực hoạt động.

    – Người nước ngoài thướng trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến xã, phường, thị trấn giáp biển hoặc ra, vào các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế cửa khẩu, có quy chế riêng) phải có giấy phép của Công an từ cấp tỉnh trở lên và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.

    – Tàu, thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải treo cờ quốc tịch và treo quốc kỳ của Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất; khi neo đậu tại cảng, bến đậu của Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự giám sát, kiểm tra,kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, nếu thuyền viên, nhân viên nước ngoài đi bờ phải có giấy phép của Đồn biên phòng cảng Việt Nam nơi tàu, thuyền neo đậu cấp.

    – Khi thực hiện quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu, thuyền nước ngoài phải tuân thủ các quy định về các vấn đề: Không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự môi trường sinh thái của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; an toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác; bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa nhưng bi phạm pháp luật liên quan đến việc đáng bắt hải sản giữ gìn môi trường, ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường; nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn; ngăn ngừa những vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế hay nhập cư của Việt Nam; đối với tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải trong tư thế đi nổi và treo cờ quốc tịch.

    – Tàu, thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu, thuyên chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện thuyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép, phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Điều ước quốc tế đối với loại tàu, thuyền đó mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

    – Người, tàu, thuyền nước ngoài khi tiến hành hoạt động điều tra thăm dò, khảo sát, nghiên cứu, đánh bắt, khai thác tài nguyên, hải sản phải được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, phải thông báo cho ủy ban nhân dân và bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi có biên giới ít nhất 02 ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ.[1]

    Bản đồ quy định về  hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

     

    1. 3. Những hoạt động nào ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển bị nghiêm cấm? Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào hoạt động tại khu vực biên giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như thế nào?

     

    Những hoạt động bị cấm ở khu vực biên giới đất liền; khu vực biên giới biển:

    * Phạm vi khu vực biên giới:

    • Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền (Điều 6 – Luật BGQG; khoăn 1,2,3):

    Khu vực biên giới bao gồm:

    1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
    2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
    3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.[7]

    Điều 2 – NĐ 34 khoản 1,2,3 quy định:

    1. Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

    Mọi hoạt động trong khu vực  biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.

    Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác với Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

    1. Trong khu vực biên giới có vành đai biên giới, ở những nơi có yêu cầu cần thiết bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế thì xác lập vùng cấm.
    2. a) Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm tiếp giáp với đường biên giới quốc gia có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào nơi hẹp nhất là 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.
    3. b) Vùng cấm là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới được áp dụng một số biện pháp hành chính để hạn chế việc cư trú, đi lại, hoạt động của công dân.
    4. c) Khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm phải có biển báo; biển báo theo mẫu thống nhất và cắm ở nơi cần thiết, dễ nhận biết.

     

    1. Phạm vi cụ thể của vành đai biên giới, vùng cấm do ủy ban nhân dân tỉnh biên giới xác định sau khi đã thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các ngành hữu quan và báo cáo Chính phủ.[2]
    • Khu vực biên giới biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo (Điều 6 – Luật BGQG; điều 2 – NĐ 161)

    * Những hoạt động bị cấm ở KVBG đất liền: Điều 21-NĐ 34:

    • Làm dư hỏng, xê dịch, cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực biên giới, vùng cấm.
  • Làm thay đổi dòng chảy sông suối, biên giới

  • Xâm canh, xâm cư qua biên giới

  • Bắn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương, rẫy trong vành đai biên giới.

  • Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp chỉ đường, chỉ chỗ, che giấu bọn buôn lậu vượt biên giới trái phép.

  • Khai thác trái phép lâm, thủy sản và các tài nguyên khác.

  • Buôn lậu vận chuyển trái phép vũ khí chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, văn hóa phẩm độc hại và hàng hóa chống nhập khẩu qua biên giới.

  • Săn bắn thú rừng nguy hiểm, đánh bắt cá bằng vật liệu nổ, kích điện, chất độc và các hoạt động gây hại khác trên sông suối biên giới.

  • Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái.

  • Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vực trị an ở khu vực biên giới.

  • * Những hoạt động bị cấm ở KVBG: Điều 134-NĐ 161

    • Quay phim chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi băng hình hoặc địa hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực cơ sở biển cấm.
  • Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông đường thủy.

  • Khai thác hải sản, săn bắn trái với quy định của pháp luật.

  • Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất nhập cảnh trái phép.

  • Đưa người hàng hóa lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép.

  • Phóng lên các phương tiện bay hạ xuống các tàu thuyền, vật thể khác trái phép với quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất hại, ma túy, hàng hóa vật phẩm ngoại hối.

  • Khai thác trục vớt tài sản, đồ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

  • Bám buộc thuyền vào các phao tiêu hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của các công trình, thiết bị trong biên giới biển;

  • Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.

  • Các hoạt động khác vi phạm pháp luật Việt Nam.

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra vào, hoạt động tại khu vực Biên giới đất liền phải chấp hành nhưng quy định sau:

    * Công dân Việt Nam: Điều 6 – NĐ 34

    • Công dân Việt Nam khi vào khu biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp;
  • Cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh của quân đội, Công an;

  • Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý;

    * Người nước ngoài: Điều  – NĐ 34:

    -Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan trung ương vào khu vực biên giới phải có phép do Bộ Công an; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp;

    Các cơ quan tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vao khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho Công an, BĐBP tỉnh nơi đến.

    Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy định tại khoản 1 điều này và phải trực tieeos trình báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.

    • Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của đoàn cấp cao cào khu vực biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm việc với quan Công an và BĐBP cấp tỉnh nơi đến biết.
  • Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực beien giới Việt Nam của những người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo hiệp định về quy chế biên giới giữa 2 nước.

    1. Ngày tháng năm nào trong năm được xác định là “Ngày biên phòng toàn dân”. Nội dung của ngày biên phòng toàn dân.?

     

    Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 100-TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an Nhân dân Vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an. Ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Lực lượng Bộ đội Biên phòng và còn được gọi là Ngày Biên phòng toàn dân và được quy định tại Điều 28 Luật Biên giới quốc gia 2003 ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”.

                                               Buổi tuần tra của Bộ đội biên phòng Việt Nam

    Điều 14 Nghị định số 140/2004/ NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định cụ thể là Ngày biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước với những hoạt động để giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Ngày biên phòng toàn dân theo sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày biên phòng toàn dân.

    Điều 14. Nghị định của chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia về  Ngày Biên phòng toàn dân:

     

    1. Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước. Nội dung hoạt động gồm:
    2. a) Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
    3. b) Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
    4. c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng, chống tội phạm.
    5. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
    6. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân.[11]

     

    Một số hình ảnh hoạt động của Bồ đội biên phòng với cán bộ và nhân dân địa phương nơi biên giới- hải đảo (phường Phước Mỹ, Sơn Trà , Đà Nẵng)

               

    Hình ảnh hoạt động giao lưu bóng chuyền giữa bồ đội biên phòng (đồn 252 – Đà Nẵng) với cán bộ và nhân dân phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng nhân ngày “ biên phòng toàn dân” ngày 3 tháng 3năm 2011

                 

    Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo của bồ đội biên phòng thành phố – UB Mặt trận TQ các cấp theo chương trình mái ấm nơi biên giới hải đảo (phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà năm 2010 và 2011)

                 

    Các hoạt động thăm tặng quà, tri ân các gia đình thương binh liệt sĩ – làm vệ sinh môi trường của  đoàn viên  Liên chi đoàn 883 (Hải quân) và đoàn viên đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phường Phước Mỹ.

                      

     

              Lãnh đạo địa phương thăm, động viên                         Hội thi tìm hiểu về biên giới hải đảo

    chiến sĩ mới lên đường bảo vệ  biên cương của tổ quốc

    Ảnh: Văn Chung

     

    Như vậy nội dung chủ yếu của Ngày biên phòng toàn dân là:  Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành của chi bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

    • Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tìm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân. Giúp đỡ bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
  • Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị ổn định lâu dài với các nước láng giềng. Phối hợp hai biên giới trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia và phòng chống tội phạm.

  • * Chế độ chính sách của nhà nước trong hoạt động Biên phòng toàn dân:

    Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

    Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.

    Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

    -Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

    Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

    Câu 5: Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia và chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?

     

    Xây dựng, quản lý, bảo vệ  biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.  Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách,  phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

    Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm lệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại, các hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo ngay cho bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho bộ đội biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia, tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng đấu tranh phòng ngừa và phòng chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

    • Chế độ chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới quốc gia:
  • Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

  • Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn  hại về sức khỏe, thì được hưởng chính sách, chế độ như  dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

  • Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cần thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật./.

  •  

    Những con tàu cá của ngư dân Đà Nẵng vẫn hàng ngày ra khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.

     

     

                   

     

     

     

    Ngư dân Việt Nam đánh bắt thủy sản trên vùng lãnh hải của Việt Nam rất cần được trang bị phương tiện, tàu thuyền cở lớn để không bị tàu thuyền nước ngoài đe dọa, xua đuổi.

    Để đổi mới, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, chính sách của Nhà nước đối với người,  phương tiện tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở miền núi, biên giới, biển đảo; đề cao cảnh giác trước các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo.

    Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, kết hợp với củng cố quốc phòng – an ninh trên tuyến biên giới, biển đảo với phương châm: Nhà nước cần có chính sách đặc biệt, có cơ chế chính sách “ưu tiên, bổ sung kế hoạch về xây dựng kinh tế – xã hội khu vực biên giới, biển đảo; phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở khu vực biên giới, xóa đói, giảm nghèo, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa khu vực biên giới với các khu vực khác về phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Coi trọng sự chỉ đạo xây dựng cơ sở, địa bàn dân cư ở khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để quản lý, bảo vệ biên giới. Triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng các trung tâm cụm xã, miền núi, vùng cao và các chương trình mục tiêu quốc gia đã đề ra. Hình thành các cụm làng, xã biên giới trên cơ sở kế hoạch kinh tế và mục tiêu lâu dài về quốc phòng, an ninh, tạo vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ biên cương Tổ quốc. Có kế hoạch và chính sách khuyến khích đưa dân ra làm ăn sinh sống ở sát biên giới, đồng thời tập trung xây dựng các trung tâm kinh tế, thị trấn, thị xã, khu kinh tế mở, các dự án phát triển kinh tế quốc phòng, tạo thế đứng chân vững chắc ở biên giới.

    Nghiên cứu, nâng cấp và mở thêm một số tuyến đường giao thông tạo thế liên hoàn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực biên giới. Cần có khoản ngân sách riêng đầu tư xây dựng, khai thác thế mạnh của rừng, biển đảo. Tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến phòng thủ biển đảo. Bố trí dân sinh sống ở các đảo có vị trí quan trọng. Đẩy mạnh việc tổ chức các đoàn tàu đánh bắt hải sản xa bờ, đồng thời có chính sách khuyến khích, bao tiêu sản phẩm, tổ chức dịch vụ và công tác bảo vệ bảo đảm cho ngư dân yên tâm làm ăn trên biển.

    Ba là, đối với các địa phương có biên giới, biển đảo cần chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các bộ, ngành và địa phương trong cả nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ biên giới, biển đảo; phát huy cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, lực lượng vũ trang làm tham mưu, Bộ đội Biên phòng làm nòng cốt, chuyên trách trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ an ninh biên giới, biển đảo.

    Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biên giới, biển đảo để kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành những văn bản mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập.

    Bốn là, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, tập trung xây dựng lực lượng chuyên trách, nòng cốt là Bộ đội Biên phòng, vững mạnh chính quy, từng bước hiện đại làm nòng cốt cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới, biển đảo. Nghiên cứu đầu tư xây dựng, trang bị vũ khí phương tiện, kỹ thuật đủ điều kiện thực thi nhiệm vụ trong tình hình mới; đồng thời, sớm có cơ chế phối hợp, hiệp đồng các lực lượng tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý bảo vệ biên giới, biển đảo.

    • PHỤ LỤC

     

    Khái quát cương vực lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ

     

    Thời Hồng Bàng một số sử liệu cho rằng vào đầu thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc Việt có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) đến vùng Thanh Hóa.

    Văn LangNhà nước Văn Lang của bộ tộc Lạc Việt hình thành trên vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam.

    Âu LạcThục Phán sau khi chiếm được Văn Lang đã sát nhập vào đất của mình, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây-Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh)

    Thời Bắc Lãnh thổ của dân tộc Việt thời kỳ này, trong sự cai quản của chính quyền trung ương các triều đại Trung Hoa, tiến về phía nam đến vùng Hà Tĩnh hiện nay, thỉnh thoảng các quan cai trị Giao Chỉ (hoặc Giao Châu) tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành và đưa thêm vùng đất từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng không giữ được lâu vì sau đó Chiêm Thành thường lấy lại được. Ranh giới lãnh thổ về phía nam đôi khi được nhắc trong sử liệu là một cột mốc bằng đồng dựng lên bởi Mã Viện sau khi chinh phạt sự nổi dậy của Hai Bà Trưng, còn gọi là cột đồng Mã Viện.

    Thời phong kiến tự chủ Lãnh thổ Đại Việt khoảng năm 1010 dưới thời nhà LýSau khi Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ năm 905, Việt Nam bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ. Việt Nam chính thức vào kỷ nguyên độc lập từ khi Ngô Quyền đánh bại nhà Nam Hán vào năm 938. Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu trở lại sau hơn 400 năm, là Đại Cồ Việt, sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt năm 1054.Lãnh thổ Việt Nam thời kỳ đầu độc lập bao gồm khu vực Bắc Bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tương đương với lãnh thổ cũ nước Văn Lang của các vua Hùng

    Sáp nhập Tây-Bắc Năm 1014, tướng nước Đại LýĐoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long và châu Đô Kim (nay thuộc Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sát nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Việt.Năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh TôngTô Hiến Thành đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt.

    Năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man của người Thái đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt.

    Quá trình Nam tiếnCác triều đại phong kiến của Việt Nam liên tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Nhà LýNăm 1069, Lý Thánh Tông nam chinh đánh Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman) về Thăng Long. Để được tha vua Chiêm đã cắt vùng đất phía bắc Chiêm Thành gồm ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý cho Đại Việt, phần đất mà ngày nay là tỉnh Quảng Bình và bắc Quảng Trị. Nhà TrầnNăm 1306 vua Chế Mân (Jaya Simhavarman) của Chiêm Thành cắt đất hai châu Ô cho vua Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, vùng đất mà ngày nay là nam Quảng TrịThừa Thiên-Huế. Biên giới phía nam của Đại Việt lúc này tiến đến đèo Hải Vân.Nhà Hậu LêNăm 1471 vua Lê Thánh Tông đưa 20 vạn quân tiến đánh vào kinh đô Vijaya (Bình Định) của Chiêm Thành, kinh đô Vijaya bị thất thủ. Lê Thánh Tông đã sát nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Phần đất còn lại của Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đã chia làm 3 vương quốc và giao cho tướng, hoàng thân còn lại của Chiêm Thành trấn giữ và có nghĩa vụ triều cống Đại Việt. Đến năm 1471 lãnh thổ phía nam của Đại Việt tiến đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay). Chúa Nguyễn (Đàng Trong)Thời kỳ Trịnh, Nguyễn phân tranh Do áp lực tấn công của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và nhu cầu đất đai, các chúa Nguyễn đã tiến hành những đợt nam tiến, mở rộng lãnh thổ Đại Việt chưa từng thấy.Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng tiến chiếm vùng đất của Chiêm Thành mà ngày nay là Phú Yên Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng Khánh Hòa của Chiêm Thành. Năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sát nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành là Bình Thuận, Ninh Thuận, tuy nhiên chính quyền Đàng Trong vẫn dành cho người Chăm chế độ tự trị ở đây cho đến năm 1832. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Sài Gòn lập dinh, chia trấn, bổ nhiệm quan lại chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Chân Lạp vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1708, Mạc Cửu (thương nhân người Hoa) người khai phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn, chúa Nguyễn phong chức Tổng binh cai quản. Từ năm 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ (của Chân Lạp) đưa vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú tiến chiếm và sát nhập vùng đất ngày nay là Vĩnh Long, Bến Tre. Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại đã dâng vùng đất Tân An, Gò Công để cầu hòa

    Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng vùng đất Trà VinhSóc Trăng để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp. Sau khi Nặc Nhuận chết, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ trước sự tấn công của Xiêm La, vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là Châu Đốc, Sa Đéc cho chúa Nguyễn

    Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đôngvịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711[1]

    Hoàn thiện lãnh thổ Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật

    Năm 1830, vua Minh Mạng sát nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây

    Sau khi thành lập liên bang Đông Dương năm 1887, người Pháp đã có những tranh chấp với nhà Thanh (Trung Quốc) ở phía bắc về lãnh thổ. Tới năm 1895, từ công ước Pháp-Thanh 1895 đã đưa về phần lớn vùng đất Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai ngày nay thuộc về xứ Bắc kỳcòn một phần đất ở bắc sông Bắc Luân thuộc về nhà Thanh.Sâm Châu và Xiêng Khoảng bị cắt cho Lào.

    Thời Pháp đô hộ Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm:Bắc kỳ (Tonkin), từ Ninh Bình trở ra Trung kỳ (Annam), từ Thanh Hóa vào tới Bình ThuậnNam kỳ (Cochinchine), từ Đồng Nai tới Cà MauLào (Laos)Cao Miên (Cambodge)

             Chiến tranh Việt NamTừ 1954 đến 1975, Việt Nam bị chia đôi tại vĩ tuyến 17: Miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMiền Nam là Việt Nam Cộng hòa

             Việt Nam ngày nayViệt Nam ngày nayLãnh thổ Việt Nam ngày nay có hình chữ S chạy dài theo hướng Đông Nam của bán đảo Đông Dương, từ Hà Giang tới Cà Mau.Diện tích khoảng 331.690 km²Khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 kmĐường bờ biển dài 3.260 kmLãnh hải rộng lớn (Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế). Hai quần đảo lớn là Trường Sa, Hoàng Sa. Đảo lớn nhất là Phú Quốc và rất nhiều các hòn đảo nhỏ khác.

              Quần đảo Hoàng Sa Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa, nhưng Hoàng Sa nay đang bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm đóng từ sau Hải chiến Hoàng Sa, 1974.

    Quần đảo Trường Sa Hiện Quần đảo Trường Sa đang bị nhiều quốc gia trong khu vực tranh chấp do có tiềm năng lớn về dầu khí và nguồn cá dồi dào. Việt Nam là quốc gia nắm giữ nhiều đảo nhất. Các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    BẢNG TÓM LƯỢC

    QUỐC HIỆU – THỦ ĐÔ- LÃNH THỔ QUA CÁC THỜI  KỲ

     

    Thời gian

    Quốc Hiệu

    Thủ đô

    -300

    Văn Lang (cuôi đời)

    Phong Châu

    -180

    Âu Lạc (cuối đời)

    Phong Khê

    1

    Quận Giao Chỉ (thuộc Hán)

    (Long Biên)

    40

    Trưng Vương

    Mê Linh

    544

    Vạn Xuân

    Long Biên

    938

    (Ngô Quyền)

    Cổ Loa

    968

    Đại Cồ Việt

    Hoa Lư

    1054

    Đại Việt

    Thăng Long

    1407

    Quận Giao Chỉ (thuộc Minh)

    (Đông Đô)

    1490

    Đại Việt

    Đông Kinh

    1750

    Đàng Ngoài 4 000 000 –

    Đàng Trong 1. 500 000

    Trung Đô

    Thuận Hóa

    1802

    Việt Nam

    Huế

    1840

    Việt Nam

    Huế

    1870

    Việt Nam (kể cả Nam kỳ thuộc Pháp)

    Huế-Sài Gòn

    1901

    Việt Nam Thuộc Pháp

    Hà Nội- Huế

    1943

    Việt Nam Thuộc Pháp

    Hà Nội- Huế

    1962

    Việt Nam (Dân chủ cộng hòa)17 000 000

     

     

    Việt Nam cộng hòa 14. 275 000

    Hà Nội – Sài Gòn

    Sài Gòn

    1976

    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Hà Nội

    1994

    Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Hà Nội

    1999

    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Hà Nội

    Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam – Trung Quốc

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước diễn ra từ năm 1951 cho tới nay, bao gồm cả tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai bên về Công ước Pháp-Thanh 1887 giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Trên bộ, tranh chấp xảy ra trên nhiều mảnh lãnh thổ nhỏ dọc biên giới, với tổng diện tích khoảng 60km2. Trong những năm 1951-1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ trên bộ và trên biển. Từ năm 1976, Việt Nam thể hiện lập trường tương tự. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia là một trong những nguyên nhân góp phần làm xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Năm 1999, hai nước ký kết Hiệp định biên giới, theo đó giải quyết tranh chấp trên 227km2  biên giới, với kết quả mỗi bên nhận xấp xỉ 50% diện tích có tranh chấp.

    Hình 1: Bản đồ Việt Nam cổ      Hình 2:   Bản đồ cột mốc biên giới Việt Nam-Trung Quốc

    theo Hiệp ước Pháp-Thanh 1887

    1. Bối cảnh lịch sử

    – Giai đoạn trước 1945

    Việt Nam giành lại được độc lập từ Trung Quốc từ năm 939. Bản đồ cổ của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4 và từ nhà Hán cho đến nhà Chu cho biết biên cương Việt Nam bao gồm cả tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam và đảo Hải Nam tức là cả vùng Vịnh Bắc Bộ đều thuộc Việt Nam [các bản đồ cổ này được các thư viện đại học tồn trữ và được in lại trong Encyclopedia Britannica, 15th Edi., Vol. 16, pp.82-96]. Một ngàn năm vừa qua Trung Quốc đã lấn chiếm nhiều đất đai của Việt Nam như Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam (Yunnan) và đảo Hải Nam. Vua Quang Trung đã từng dự tính chinh phục lại lưỡng quảng (Quảng Ðông và Quảng Tây) nhưng rất tiếc ông qua đời đột ngột (1792) sau khi đã làm quân dân nhà Thanh khiếp đảm với chiến thắng Ðống Ða thần tốc vào năm 1789.

    Hiệp Ước Thiên Tân 1885 và Công Ước 1887, 1895 ký kết giữa nhà Thanh (Trung Quốc) và Thực dân Pháp trái phép công nhận 750km vuông của tổng Tụ Long ở Vân Nam cũng như mũi Bắc Luân (Packlung) ở Quảng Ðông là của Trung Quốc.

    -Giai đoạn 1945 tới 1979

    Kể từ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập năm 1945, biên giới Việt Trung trải qua một giai đoạn dài tương đối yên bình. Biên giới giữa hai nước là đường biên giới Pháp-Thanh phân định năm 1887, theo đó trên tuyến biên giới có 333 cột mốc. Tuy nhiên các cột mốc biên giới này không được coi sóc cẩn thận, một số cột mốc bị thời gian làm hư hại, hoặc “bị dịch chuyển về phía nam, nhưng Việt Nam khi đó đang tập trung vào cuộc Chiến tranh giữ nước, Trong những năm 1970, tình hình thay đổi, Trung Quốc tỏ ý muốn giải quyết vấn đề biên giới theo hướng có lợi cho họ. Đây cũng là cách mà Trung Quốc dùng để thăm dò thái độ của Việt Nam với Trung Quốc trong tương quan với Liên Xô. Trung Quốc cho rằng nếu những bất đồng về vấn đề biên giới trên bộ, cũng như chủ quyền các quần đảo Hoàng SaTrường Sa được giải quyết thì uy tín và vị thế của Trung Quốc trong mối liên hệ tay ba Việt Nam-Trung Quốc-Liên Xô sẽ tăng lên, và giảm thiểu khả năng Liên Xô sử dụng vấn đề tranh chấp lãnh thổ để lôi kéo Việt Nam và gây hiềm khích Việt Nam-Trung Quốc. Vì lẽ đó, Trung Quốc có lẽ đã bị bất ngờ khi Việt Nam từ chối đàm phán với Trung Quốc ở cấp cao để giải quyết mâu thuẫn lãnh thổ, lấy lý do “còn quá nhiều việc phải làm để giải phóng miền Nam”. [9] Theo Robert Ross, lý do của hành động này có lẽ là Việt Nam muốn trì hoãn đàm phán, chờ khi vị thế của mình được nâng lên với sự ủng hộ từ Liên Xô, để làm đối trọng với Trung Quốc[10].

    Tháng một năm 1974, hải quân Trung Quốc đụng độ với hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa và chiếm đóng các đảo này. Tới đầu tháng hai năm 1974, đến lượt hải quân Việt Nam Cộng hòa đổ bộ và chiếm giữ sáu đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tới sau năm 1975, tới lượt Việt Nam muốn đặt vấn đề đàm phán lại đường biên giới được phân định theo Hiệp định Pháp-Thanh, đặt vấn đề đường biên giới lịch sử với 15 vùng lãnh thổ nhỏ tại Vân NamQuảng Tây.[8][12] Những đòi hỏi này khiến Trung Quốc bực tức, góp phần làm quan hệ hai nước trở nên xấu đi. Cho tới đầu năm 1978, đã có hàng trăm vụ xung đột vũ trang trên biên giới diễn ra, với mật độ ngày càng cao.

    Trong khoảng thời gian từ tháng 4 cho tới tháng 8 năm 1978, quan hệ giữa hai nước trở nên đặc biệt xấu. Cùng với cuộc khủng hoảng Hoa kiều, vấn đề Campuchia, quan hệ Việt Nam-Liên Xô và các vụ tranh chấp biên giới, Trung Quốc không còn giữ thái độ kiềm chế mà bắt đầu lớn tiếng đe dọa, buộc Hà Nội phải chấp thuận các yêu sách từ Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu tính đến khả năng dùng vũ lực để đối phó với Việt Nam. Ngày 3 tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị với Liên Xô, ngay sau đó, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc bắt đầu đăng các bài tố cáo Việt Nam tiến hành xâm phạm và khiêu khích trên biên giới với Trung Quốc[14][15].

    Về phần mình, Việt Nam cũng có những lý do chính đáng để tỏ ra không hài lòng với Trung Quốc. Việt Nam cho biết, phía Trung Quốc thực hiện chính sách dịch chuyển các cột mốc biên giới tại rất nhiều điểm vào sâu trong nội địa Việt Nam, cũng như sử dụng lực lượng vũ trang hộ tống dân cư Trung Quốc lấn sang đất Việt Nam[16][17]. Một trong những địa điểm tranh chấp quan trọng nhất là 300m đường sắt vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam từ điểm nối đường ray cho tới trạm kiểm soát biên giới gần Hữu Nghị Quan, do công nhân Trung Quốc bảo dưỡng với sự chấp thuận của Việt Nam từ năm 1955[16]. Phía Trung Quốc tố cáo Việt Nam lấn chiếm nơi này, còn Việt Nam tố cáo Trung Quốc lợi dụng lòng tin của Việt Nam đặt điểm nối đường ray vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam để lấn chiếm đất. Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc phá hủy cột mốc số 18 và dịch chuyển cột km số 0 vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam 100m[18]

    –         Giai đoạn từ sau 1979

    Sau chiến tranh biên giới 1979, mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng quân Trung Quốc vẫn chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ biên giới có tranh chấp mà trước đó Việt Nam kiểm soát, trong đó có 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam.[19]. Trung Quốc cũng chiếm một số điểm cao chiến lược dọc biên giới Việt Nam, nhằm làm bàn đạp cho các cuộc tấn công quân sự sau này.[20]

     

     

     

     

     

     

                                        Hình 4                                                         Hình: 3

     

    –  Hình;3 Vùng quanh Bình Liêu nơi Trung Quốc tiến hành lấ chiếm

    – Hình: 4 Cột mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc số 53 thời Pháp – Thanh, với hàng chữ Trung Quốc: (Trung Quốc – Quảng Tây giới) và hàng chữ Pháp: Frontière sino-annamite (Biên giới Trung Quốc – An Nam).

     

    Kể từ nửa sau năm 1988, tình hình căng thẳng trên biên giới hai nước lắng xuống, rồi tới cuối năm các hoạt động buôn bán qua lại biên giới bắt đầu trở lại. Hai phía bắt đầu nối lại các hoạt động đàm phán về bình thường hóa quan hệ và giải quyết vấn đề biên giới. Quan hệ giữa hai nước đặc trưng bởi hình ảnh hữu hảo của các chuyến viếng thăm cao cấp qua lại giữa hai nước, diễn ra đồng thời với sự căng thẳng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là trên biển Đông[21], cả hai bên tiếp tục tuyên bố khẳng định chủ quyền trên các vùng có tranh chấp.

    Trên bộ, sự kiện nghiêm trọng nhất là việc tháng 5 năm 1997 Trung Quốc cho xây dựng một bờ kè kéo dài một cây số tại khúc sông chảy qua Đồng Mô, thuộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đối diện với khu Fangcheng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Theo Việt Nam, việc làm này vi phạm Thỏa ước tạm thời giữa hai phía không thay đổi nguyên trạng hiện trường, gây hại đến hệ thống thủy lợi tưới tiêu, cũng như làm xói lở đất bên bờ sông thuộc Việt Nam. Để đáp lại, tới tháng 9 cùng năm, Việt Nam cho xây một bờ kè đá để chống xói lở. Tới tháng 11, Trung Quốc cho lấp khúc sông biên giới, và như vậy đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam hai hecta. [22]. Điều đáng nói là các hoạt động trên diễn ra tại khu vực mà theo phía Việt Nam là biên giới xác định rõ ràng, tức trước dó không có tranh chấp. Tại vòng đàm phán thứ 11 về biên giới vụ việc này được đặt ra, nhưng không có thông tin cho biết liệu hai bên có đi đến giải pháp nào cho khu vực này.[23]

    –         Tranh cãi và nghi vấn quanh Hiệp định biên giới

    Từ đầu năm 1990, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới. Hai bên đạt được các thỏa thận trên nguyên tắc năm 1993 để giải quyết các bất đồng, nhưng do sự thù địch giữa hai phía do cuộc chiến tranh 1979 để lại, cộng với cả một thập kỷ xung đột biên giới, khiến cho mãi tới năm 1999 hai bên mới đạt được những thỏa thuận cuối cùng. Trong số những trở ngại cho việc ký kết hiệp định cũng phải kể đến vấn đề tháo dỡ mìn trên biên giới, và sự chống đối từ nội bộ của cả hai phía về việc nhượng bộ cho đối thủ cũ của mình[24].

    Việc hai nước ký kết bản Hiệp định góp phần đóng lại một chương quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, đánh dấu bởi sự thù nghịch và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. Tuy nhiên, bản Hiệp định này không đồng nghĩa với việc kết thúc các khó khăn trong việc xác định chính xác đường biên được hoạch định trên giấy tờ, cũng như căng thẳng tại một số vị trí cột mốc biên giới, và vấn đề buôn lậu qua biên giới.[7]

    Bản Hiệp định này, cộng với Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ làm dấy lên những cuộc tranh cãi gay gắt tại Việt Nam, vì theo như bản hiệp định này, đường biên giới mới khiến Trung Quốc giành được quyền sở hữu một số vùng lãnh thổ mà trước đó Việt Nam tuyên bố chủ quyền.[7]Sự giận dữ này không phải là không có lý, nhưng phải thừa nhận là Trung Quốc không áp đặt được tham vọng bành trướng của mình lên Việt Nam qua bản Hiệp định.[7] Theo như Carlson, bản Hiệp định là kết quả thỏa hiệp đến từ cả hai phía.[7] Vấn đề lãnh thổ trên Biển Đông mới thực sự là vấn đề mà cả hai phía có sự bất đồng sâu sắc khó giải quyết. Trung Quốc qua việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới trên bộ thể hiện lập trường linh hoạt, giảm bớt vẻ hung hăng trong đàm phán với Việt Nam.[25]

    Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Công Phụng, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc[6] cho biết: tại thác Bản Giốc, Việt Nam chỉ có 1/3 thác, nhưng nhờ thương thuyết cho nên Trung Quốc nhượng bộ, thành ra Việt Nam được 1/2 thác.

    –         Kết quả Hiệp định biên giới năm 1999

    Theo Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đến 31/12/2008, hai bên đã phân giới khoảng 1.400km biên giới, cắm 1.971 cột mốc, [28] trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ. Toàn bộ 38 chốt quân sự trên đường biên giới đều đã được dỡ bỏ. Tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m.[29] Một nhượng bộ lớn của Việt Nam là khoảng cách 300 m cuối tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến đường biên giới cũ đã phải cắt cho Trung Quốc.[30]

    Hình 5

    Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887

    giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới

    Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, hai nước điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam.[31]

    Tại cửa sông Bắc Luân, biên giới quy thuộc 3/4 bãi Tục Lãm và 1/3 bãi Dậu Gót cho Việt Nam, 1/4 bãi Tục Lãm và 2/3 bãi Dậu Gót cho Trung Quốc, và thiết lập khu giao thông đường thuỷ tự do cho nhân dân địa phương sử dụng luồng hai bên bãi Tục Lãm và Dậu Gót. Tại khu vực Hoành Mô, đường biên giới đi giữa ngầm như từ trước đến nay chứ không theo trung tuyến dòng chảy qua cống mới do Trung Quốc xây dựng những năm 1960. Khu vực mồ mả ở mốc 53 – 54 cũ (Cao Bằng) được giữ lại cho người dân Việt Nam mặc dù hai bên có nhận thức khác nhau về quy định của Hiệp ước 1999 về biên giới khu vực này đi theo chân núi. Khu vực rừng hồi người dân Trung Quốc trồng gần biên giới Quảng Ninh được bảo lưu cho phía Trung Quốc.[31]

    Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới cắt ngang qua bản Ma Lỳ Sán (gồm 05 hộ, 35 khẩu thuộc tỉnh Hà Giang) và khu 13 nóc nhà của người dân Trung Quốc gần Lạng Sơn, hai bên hoán đổi cho nhau trên cơ sở cân bằng diện tích, không xáo trộn đời sống dân cư…[31]

    –         Các vấn đề tranh cãi về Vịnh Bắc Bộ

    Vịnh Bắc-Việt trong thời cổ hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt-Nam. Ngoài Sử cổ của Việt Nam, Sử Trung Hoa cũng ghi nhận vùng biển này là Biển Giao Chỉ hay Giao Chỉ Dương. Không những tên biển được xác-nhận rõ-ràng, mà theo nhà Địa-lý-Học Edward H. H, Schafer, ngay cả tên đảo Hải-Nam – đảo tiếp-giáp – cũng một thời có nghiã là tỉnh của Việt-Nam. Ông viết trong cuốn sách tựa đề Châu-Nhai “Shore Of Pearls” (Berkley & London 1970, trang 9) như sau : “In Han period, when it (Hainan) begins to appear in Chinese texts, “South Of the Sea” referred to the Vietnamese provinces, as we would style them…” Về hải-thương, Schafer ghi-nhận hầu hết sản-phẩm được đưa tới bằng đường biển. Thuyền từ phía Tây-Nam là Đại-Việt vượt ngang Giao-Chỉ-Dương để đến đây. “Southwest of Hainan is that great sea called “Chiao-Chih Ocean”

    Trong năm ký kết Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Nhà cầm quyền CHXHCN Việt Nam đã chính thức xác định biên giới lãnh hải (maritime frontier – của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ theo Công Ước 1887 tức là 63 % diện tích vịnh qua văn thư công bố với cộng đồng quốc tế vào tháng 11-/982 (Statement of 12 November 1982, đd).. Và vào năm 1994 khi Quốc Hội CHXHCN Việt Nam thông qua Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, trong bài The South China Sea Disputes : A View From Vietnam trên báo American Asian Review, Vol. 12, No. 4, Winter, 1994 (pp. 23-37), Ðào Huy Ngọc của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN cũng xác nhận đòi hỏi chủ quyền lãnh hải (sea boundary) của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là 63 % diện tích vịnh.Tuy nhiên theo Hiệp định phân chia Vịnh Bắc bộ, Việt Nam hiện chỉ chiếm 50% diện tích Vịnh.

    Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc:

    Việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ hai nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc giới hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng đường biên giới Việt – Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, lâu dài, hợp tác và phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền thể hiện trên một số điểm sau đây:

    Thứ nhất, ta đã giải quyết hai trong ba vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ Việt – Trung. Đó là giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền và vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ, chỉ còn lại vấn đề Biển Đông. Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền sẽ tạo cơ sở cho việc đàm phán giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

    Hai là, việc xác định một đường biên giới rõ ràng trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.

    Ba là, việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền là biểu hiện sinh động của mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt Nam – Trung Quốc, góp phần gia tăng sự tin cậy giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.

    Bốn là, trên bình diện quốc tế và khu vực, việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế: giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hòa bình; không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế./.

     

    Chú thích

    1. ^ Pao-Min Chang, trang 11-12
    2. ^ Edward C. O’dowd, trang 91
    3. ^ Paul K. Huth, trang 232
    4. ^ Bruce Elleman, trang 293
    5. ^ Taylor Fravel, Bảng 1
    6. ^ a b c d Hiệp ước Biên giới trên đất liền, HĐ phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ Cập nhật 04/10/2002
    7. ^ a b c d e Allen Carlson, trang 88
    8. ^ a b c Mark A Ryan, tr 224-225
    9. ^ Robert Ross, trang 37
    10. ^ Robert Samuel Ross, trang 242: Trung Quốc muốn đàm phán lại đường biên giới theo sự thay đổi dân cư sống tại biên giới. Hà Nội lo ngại Trung Quốc muốn tranh giành lãnh thổ Việt Nam, nên khi đàm phán bắt đầu vào cuối năm 1977, Việt Nam cho rằng không có “tranh chấp” biên giới giữa hai nước, rằng Hiệp ước Pháp-Thanh cũng đã xác đáng, rằng đường biên chỉ cần vẽ lại theo hiệp ước cũ, và người dân nước nào sống trên vùng biên giới nước kia cần phải được tái định cư trên nước họ
    11. ^ Stephen J. Morris, trang 172
    12. ^ ‘Vấn đề biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc’, trang 7: Để đẩy nhanh quá trình thương lượng, Pháp đã nhượng cho nhà Thanh mũi Bắc Luân, vùng Giang Bình, tổng Bát Tràng-Kiến Duyên, tổng Đèo Luông, tổng Tụ Long, và một số nơi khác
    13. ^ Robert Ross, trang 151
    14. ^ Robert Ross, trang 204
    15. ^ Theo tài liệu của CIA “The Sino-Vietnamese border dispute”, Việt Nam đơn phương tiến hành xây dựng các vị trí bố phòng, rào chông chà, đào hào, hố cá nhân, dựng lên một tuyến phòng thủ kéo dài trên khắp các làng dọc biên giới kéo dài 1.285km. Các hoạt động của Việt Nam bị Trung Quốc coi là các hoạt động khiêu khích, đặc biệt là khi ở một số nơi, các vị trí bố phòng và hàng rào chông chà của Việt Nam tùy tiện đi qua các khu vực có tranh chấp, phá vỡ nguyên trạng khu vực. Các khu vực mà Việt Nam “chiếm đóng” không lớn, nhưng với Bắc Kinh, việc Việt Nam ngang nhiên chiếm giữ bất kỳ vùng lãnh thổ nào dù nhỏ, cũng là không thể tha thứ được
    16. ^ a b Theo tài liệu của CIA “The Sino-Vietnamese border dispute”, trang 5
    17. ^ “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, trang 13
    18. ^ “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, trang 10
    19. ^ Ramses Amer, The Managemement of the Border Disputes Between China and Vietnam and its Regional Implications, (Oct 2000), Europian Institute of Asian Studies
    20. ^ Nayan Chanda, End of the Battle but Not of the War, Far Eastern Economic Review, 16 March 1979, trang 10
    21. ^ Carlyle A. Thayer (1999), trang 79-80
    22. ^ Carlyle A. Thayer (1999), Ramses Amer, trang 79-80
    23. ^ Ramses Amer(2000) trang 22-24
    24. ^ Taylor Fravel cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc rút đại diện của mình khỏi đoàn công tác liên hợp để phản đối những việc mà họ cho là nhân nhượng với Việt Nam, trang 77
    25. ^ Allen Carlson, trang 90
    26. ^ a b c Stein Tønnesson, Sino-Vietnamese Rapprochement and the South China Sea Irritant, Security Dialog, SAGE Publications,
    27. sagepublications.com Vol. 34(1): 55–70, ISSN 0967-0106 [032677]
    28. ^ “Trung Quốc mạnh mẽ ủng hộ VN sớm gia nhập WTO” 01:16′ 16/07/2005 (GMT+7)
    29. ^ http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/02/831349/ Cập nhật 23/02/2009
    30. ^ [1] Cập nhật 02/01/2009 [2] 25/02/2009, Báo Việt Nam Net,
    31. ^ [www.eias.org/publications/briefing/2000/borderdisputes.pdf Tranh chấp biên giới Việt-Hoa (tiếng Anh)]

     

     

     

     

    Đường Lưỡi Bò trên Biển Đông và Luật quốc tế

    Ls. Hoàng Việt

    (Đại học Luật TP. HCM)

    “…Bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, cả Trung Quốc và Đài Loan đều mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc thực tế đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng biển này…”

    1. Đặt vấn đề

    Cuộc tranh chấp biển Đông vẫn đang là một “nguy cơ” gây bất ổn trong khu vực. Tranh chấp biển Đông đã trở thành một trong những cuộc tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Sự phức tạp của tranh chấp biển Đông đến từ các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với các khu vực chồng lấn, vả lại, nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó còn được đan xen với những lợi ích về địa – chính trị, về kiểm soát con đường vận tải biển chiến lược, và về khai thác các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ.

    Cuộc va chạm mới đây giữa một chiếc tàu nghiên cứu hải dương của Mỹ với 5 tàu chiến Trung Quốc, sau đó là cuộc khẩu chiến trên các báo của hai bên, phía Mỹ giải thích vùng biển này là biển quốc tế, tàu Mỹ có quyền thực hiện các nghiên cứu biển trong vùng đó, còn Trung Quốc khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Rồi việc Trung Quốc đã gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối Báo cáo về thềm lục địa của Việt Nam cùng Malaysia, cũng như Báo cáo của riêng Việt Nam. Rồi việc Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5/2009 bằng cách tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống biển Đông, đề xuất của Hải quân Trung Quốc phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố của CNOOC ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong Biển Đông trong năm 2009. Vấn đề này lại làm nóng lên yêu sách của Trung Quốc về các đảo, đá và vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” gây nhiều tranh cãi.

    Thực tế cho thấy tranh chấp các đảo trong biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất trong khu vực do Trung Quốc yêu sách gần 80% biển Đông là vùng nước lịch sử của họ sẽ có tác động rất lớn đến việc phân định các đường biên giới biển của khu vực này trong tương lai, và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền lợi trên biển của Việt Nam. Do đó, nhu cầu nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề cần thiết.

    Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc

    1. Các yêu sách về “đường lưỡi bò”

    Yêu sách về “đường lưỡi bò” được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyền: một là Cộng Hoà Trung Hoa, sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan (từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan), và từ chính quyền Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (gọi tắt là chính quyền Trung Quốc).

    1. Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hoà Trung Hoa

    Theo một số học giả cả ở Trung Quốc và ở Đài Loan [1] thì năm 1935, để đối phó với yêu sách của Pháp đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng hoà Trung hoa đã cho xuất bản một bản đồ chính thức đầu tiên là Zhongguo Nanhai gedao yu tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), bản đồ này chưa thể hiện “đường lưỡi bò”. Tháng 2 năm 1947, Bộ nội vụ đã tiếp tục cho xuất bản Bảng tài liệu tra cứu tên cũ của các đảo biển ở biển Đông, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau đó, tháng 1 năm 1948, Bộ Nội Vụ nước Cộng Hoà Trung Hoa chính thức công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), tháng 2 năm 1948 bản đồ này được xuất bản chính thức, trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà Trung Hoa gọi là đường hình chữ “U”, một số học giả gọi nó là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống biển Đông [2], đường này được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn. Trong bản đồ đó đường chữ “U” hay “đường lưỡi bò” này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).

    “Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác [3].

    Năm 1988, sau cuộc đụng độ giữa hải quân của Trung Quốc và Việt Nam, một nhóm học giả của Đài Loan đã được tập trung lại để nghiên cứu về vấn đề “vùng nước lịch sử” và bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò”.

    Một học giả của Đài Loan là Tống Yến Huy (Yann Huei Song) sau khi tổng kết các quan điểm của các học giả Đài Loan trong nhóm nghiên cứu cho biết có hai nhóm ý kiến về vấn đề này [4]: Một nhóm cho rằng vùng nước được bao bọc trong “đường lưỡi bò” được coi như là “vùng nước lịch sử” của Cộng Hoà Trung Hoa. Lập luận này được chứng tỏ bởi hai lý do, thứ nhất, khi bản đồ được xuất bản vào năm 1948, không có sự phản đối cũng như không có phản ứng nào được đưa ra, thứ hai, việc yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử đã không vi phạm Điều 4 (1) của UNCLOS (Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982). Nhóm thứ hai thì chống lại quan điểm này, họ cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng Hoà Trung Hoa khó có thể biện minh được: đó là “đường lưỡi bò” được vạch ra một cách tùy tiện, không thể định vị đường này trên biển vì thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm về vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, khó có thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Đài Loan.

    Tuy nhiên, cuối cùng Ủy ban nghiên cứu về vấn đề này của Đài Loan đã chấp thuận với quan điểm của nhóm đầu tiên.

    1. Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa

    Trung Quốc đưa ra những yêu sách về “đường lưỡi bò” dựa theo quan điểm của bản đồ xuất hiện đường lưỡi bò đầu tiên của Cộng Hoà Trung Hoa năm 1948.

    Năm 1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, quốc gia này sau đó thay thế Cộng Hoà Trung Hoa trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Năm 1949, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn.

    Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả Chính phủ Cộng Hoà Trung Hoa lẫn Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó cả.

    Năm 2003, Li Jin Ming và Li De Xia của trường đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã công bố một bài viết đăng trên tạp chí Ocean Development & International Law, tiếp tục trình bày và làm rõ về lập luận đối với “đường lưỡi bò” này. Hai học giả này đã tổng kết một số quan điểm của các học giả Trung Quốc, trong đó hầu hết là khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo đó nằm trong “đường lưỡi bò”. Các học giả Trung Quốc này được hai học giả trích dẫn như Cao Chí Quốc (Gao Zhiguo), Viện trưởng Viện chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông ta nhận xét:. Mặc dù “Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng biển Đông”, nhưng “tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc” [5].

    Zou Keyuan cho rằng yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách vùng nước lịch sử theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự nguỵ biện liên hệ đường lưỡi bò với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.

    Tháng 7 năm 1996, nhà xuất bản Thông tin kinh tế Hồng Kông cho xuất bản cuốn The petropolitics of the Nansa islands – China’s indisputable legal case của Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying) [6], theo lời của ông ta thì “chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế:

    1. Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.
    2. Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.
    3. Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.

    Nói cách khác vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thuỷ của Trung Quốc. Con đường này chỉ là hình thức, còn danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung.

    Như vậy, lập luận về chủ quyền đối với các đảo, đá, bãi nằm trong “đường lưỡi bò” cũng như bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò” của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa đều bắt nguồn từ bản đồ đầu tiên thể hiện đường này của Cộng Hoà Trung Hoa trước đó, tuy nhiên quan điểm của họ về tính chất pháp lý của “đường lưỡi bò” này như thế nào lại có nhiều quan điểm khác biệt.

    III. Phân tích các yêu sách về “đường lưỡi bò”theo luật quốc tế

    1. Yêu sách của Cộng hoà Trung Hoa

    Khái niệm “vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” mà ở đó một quốc gia thực hiện quyền lực thuộc chủ quyền của mình đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế. Điều 10 (6) của UNCLOS thừa nhận sự tồn tại của một vùng nước như vậy, và một số các vịnh biển mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn chính thức của một “vịnh” theo Điều 10 đã được trao cho quy chế này theo thời gian. Tuy vậy, các cường quốc trên biển, đặc biệt là Mỹ, đã nỗ lực giữ cho khái niệm này không được chấp nhận rộng rãi nhằm duy trì sự tự do hàng hải.

    Khái niệm về yêu sách lịch sử được chấp nhận vào năm 1951 bởi Toà án quốc tế (ICJ) khi phán xét về yêu sách của Na uy về vùng nước nằm tiếp liền bờ biển của nước này. Những yêu sách về chủ quyền lịch sử cũng được chấp nhận trong những hoàn cảnh thích hợp tại Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải. Gần đây, trong vụ án Vịnh Fonseca, Toà án quốc tế đã chấp nhận vịnh Fonseca là một vịnh lịch sử và vùng nước của nó là vùng nước lịch sử.

    Năm 1962, Ủy ban pháp luật quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề: “Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử”, trong nghiên cứu này đã có những câu trả lời cho câu hỏi những tiêu chuẩn nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của một yêu sách chủ quyền lịch sử.

    Theo đó thì một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các phán quyết của toà án phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện sau: 1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách; 2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3) Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này [7].

    Bất cứ chính quyền nào yêu sách vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” là vùng nước lịch sử thì quy chế pháp lý đối với vùng nước này như thế nào, nếu các vùng nước này được yêu sách như vùng nội thuỷ thì các chính quyền yêu sách đó phải chứng minh được là họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bao bọc trong “đường lưỡi bò” qua một thời gian tương đối giống như đã thực thi chủ quyền đối với các vùng nội thuỷ khác. Nếu các vùng nước này được yêu sách như lãnh hải thì quốc gia yêu sách phải chỉ ra được rằng họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bị bao bọc này trong một thời gian dài như họ đã thực thi chủ quyền đối với các vùng lãnh hải khác. Cũng tương tự như vậy nếu họ muốn yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử.

    Đối với yêu sách như các vùng nội thuỷ

    Theo chế độ pháp lý của các vùng nội thuỷ, một quốc gia ven biển thực thi chủ quyền đầy đủ đối với vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, tàu nước ngoài không có quyền đi qua không gây hại trong vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển, trừ khi được sự đồng ý của quốc gia đó.

    Vậy vùng nước bị bao bọc bởi “đường lưỡi bò”có thể được coi là vùng nội thuỷ không? Câu trả lời đến ngay từ một học giả Đài Loan là không [8], bởi những lý do sau đây: thứ nhất, chính quyền Cộng hoà Trung Hoa chưa bao giờ yêu sách vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” như là vùng nội thuỷ. Thứ hai, tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu chiến vẫn thực hiện quyền đi lại trên vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” này từ khi “đường lưỡi bò” này xuất hiện trên bản đồ do Cộng Hoà Trung Hoa xuất bản năm 1948, và chính quyền Cộng Hoà Trung Hoa đã không có một hành động nào ngăn cản các tàu nước ngoài qua lại vùng này.

    Đối với yêu sách như “lãnh hải”

    Theo quy định tại Điều 3 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) thì: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. Mọi quốc gia có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh hải của mình. Tàu thuyền nước ngoài chỉ được hưởng quyền đi qua không gây hại cho trong vùng lãnh hải của các quốc gia ven biển, trừ khi có các điều khoản, điều ước chuyên môn khác. Đối với vùng trời phía trên lãnh hải, các máy bay nước ngoài được quyền bay qua không gây hại.

    Vậy thì câu hỏi tiếp theo là các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” có thể được coi là lãnh hải của Trung Quốc không? Câu trả lời của Yann Huei Song cũng là không. Máy bay nước ngoài đã bay qua vùng trời phía trên của vùng nước này từ năm 1948 khi bản đồ được xuất bản. Như đã trình bày ở trên, máy bay của nước ngoài không được phép bay qua không gây hại trên vùng trời phía trên của lãnh hải quốc gia ven biển.

    Đối với yêu sách như các vùng nước quần đảo

    Khái niệm về các vùng nước quần đảo là một khái niệm mới trong luật biển quốc tế, được đưa ra trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển lần III (UNCLOS III), theo đó, các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở thẳng của quần đảo là vùng nước quần đảo, nó không phải là nội thuỷ, cũng không phải là lãnh hải. Một quốc gia quần đảo có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng nước quần đảo của mình. Chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời phía trên của vùng nước quần đảo cũng như đến đáy của vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các nguồn tài nguyên ở đó”. Tàu nước ngoài được quyền đi qua không gây hại tại vùng nước quần đảo, tàu biển và máy bay nước ngoài được quyền có đường hàng hải, đường hàng không đi qua vùng nước quần đảo.

    Do chế độ pháp lý của “các vùng nước quần đảo” được phát triển trong giai đoạn hội nghị lần thứ III của UNCLOS (từ năm 1973 – 1982) và bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” xuất bản lần đầu năm 1948, nên khó có thể chứng minh được vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” đó có được quy chế pháp lý của các vùng nước quần đảo, Cộng Hoà Trung Hoa đã không thực thi chủ quyền và quyền tài phán của mình đối toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” này, tàu và máy bay nước ngoài vẫn tiếp tục được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng nước nằm trong đường này, thay cho quyền đi qua không gây hại và quyền được qua lại các tuyến hàng hải và hàng không đã được ấn định của vùng nước quần đảo. Vì thế, có thể kết luận là toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” không thể được xem là các vùng nước quần đảo của Cộng hoà Trung Hoa.

    1. Yêu sách của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

    Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ đường chữ U, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.

    Theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, thì Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong đường lưỡi bò này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Điều này thật không đơn giản, bởi vì: Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294),Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”. Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc công ty Đông Ấn – Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ [9]. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, công hàm ngày 29/9/1932 của Phái đoàn ngoại giao Trung Hoa Dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo “Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và “Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) “tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”.

    Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hoà bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn ả Rập, ấn Độ, Malay, Việt, và vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.

    Đường lưỡi bò không phải là con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn, năm 1953, Trung Quốc đã phải bỏ đi hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của con đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích là để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát [10]. “Đường lưỡi bò” không thể hiện được đặc tính đó, thêm nữa, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới được.

    Vấn đề thứ hai theo Yann Huei Song thì mặc dù “đường lưỡi bò” đã xuất hiện trên các bản đồ xuất bản ở Trung Hoa lục địa từ năm 1949, nhưng chưa bao giờ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa yêu sách chính thức các vùng nước nằm trong đường này như các vùng nước lịch sử. Đại diện của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã không tuyên bố như vậy trong Hội nghị Công ước Luật biển lần III [11]. Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử, ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội được biết những gì đang diễn ra.

    Như vậy, kể cả Cộng Hoà Trung Hoa lẫn Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đều chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” đó.

    Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng:

    “Chiều rộng lãnh hải nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả” [12].

    Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của các nhà chức trách Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được phân định bởi “đường lưỡi bò” [13].

    Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc ngày 15/5/1996 càng làm cho sự mập mờ này của họ tăng lên bởi họ yêu sách một đường cơ sở nối cả Hoàng Sa nhưng lại không đề cập gì đến Trường Sa.

    Hơn nữa, tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [14], và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là “đường lưỡi bò” được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

    KẾT LUẬN

    Yêu sách về “đường lưỡi bò” bắt đầu từ một bản đồ của Cộng Hoà Trung Hoa xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948. Sau này, cả Đài Loan và Bắc Kinh đều đã dựa vào bản đồ đó để biện minh cho yêu sách về vùng biển này trên biển Đông.

    Bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, cả Trung Quốc và Đài Loan đều mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc thực tế đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng biển này.

    Những phân tích về yêu sách này theo luật pháp quốc tế cho thấy vì cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục cho nên “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của đường lưỡi bò và chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi đường đó” [15]. Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không nhất trí được với nhau về chế độ pháp lý của vùng biển bị bao bọc bởi đường lưỡi bò này [16]

    Các học giả Trung Quốc đã nỗ lực tìm mọi luận cứ biện minh cho yêu sách này của họ, còn các học giả nước ngoài thì đưa lại những ý kiến khách quan hơn. Nhóm Mark J Valencia cho rằng: “ một yêu sách của Trung Quốc coi biển Nam Trung Hoa là một vùng nước lịch sử không thể đứng vững được dưới góc độ pháp luật quốc tế hiện đại” [17].

    Xa hơn nữa, Hamzah cho rằng: “ Một số nước yêu sách toàn bộ biển Nam Trung Hoa như là của riêng họ dựa trên cơ sở lịch sử. Các yêu sách như vậy chẳng có gì là lạ và chẳng đáng đề cập đến… Yêu sách đơn phương đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa của một quốc gia sẽ chẳng có gì chú ý đến.. Dù suy diễn như thế nào chăng nữa cũng không thể coi biển Nam Trung Hoa như là vùng nội thuỷ hoặc hồ lịch sử để làm cơ sở khẳng định yêu sách. Vì vậy, khu vực yêu sách này là phù phiếm, không có căn cứ và không hợp lý…Tôi cố gắng thuyết phục tất cả các quốc gia bác bỏ các yêu sách đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa (hay đòi hỏi một khu vực có liên quan) vì không có cơ sở nào trong luật cũng như trong lịch sử” [18].

    Dựa trên pháp luật quốc tế hiện đại, chúng ta có thể kết luận về yêu sách về “đường lưỡi bò”này của Trung Quốc “không có cơ sở yêu sách nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó [19] ”, “yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề pháp luật nghiêm chỉnh” [20].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, “The Dotted Line on the Chinese Map
    of the South China Sea: A Note”, Ocean Development & International Law, 34:287–295, 2003, p 289; Yann Huei Song, “China’s “historic waters”in the south china sea:an analysis from Taiwan”, American Asian Review Vol. 12, N.. 4,

    Winter, 1994 (pp. 83-101)
    [2] Chi Kin Lo, China’s policy towards territorial disputes, p 43.
    [3] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
    [4] Yann Huei Song, đã dẫn
    [5] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, đã dẫn
    [6] Xem Pan Shiying, “The petropolotics of the Nansha islands – China’s indisputable legal case” (Chính trị dầu mỏ của các đảo Nam Sa – lập luận pháp lý không thể tranh cãi của Trung Quốc), Economic Information & Agency, July 1996)
    [7] Mark Valencia, Sharing the resources of the South China sea, Martinus Nijhoff publisher, 1997, p 26
    [8] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
    [9] Peter de Goyer and Jacob de Keyzer,An Embassy from the East – India company united Provinces to the Grand Tartar Cham Emperor of China, thư viện Menzies, Australia, v. Ige. Rare b DS 708.N64
    [9] G.M.C Valero, “Spratly archipelago: is the question of sovereignty still relevant?”, IILS, University of the Philippines, Law Center, Diliman, Quezon city, 1993.
    [10] Tuyển tập các phán quyết, sắc lệnh của Toà án công lý quốc tế (ICJ), 1962, vụ đền Preáh Viheár,Tài liệu dịch của Ban Biên giới chính phủ, tr. 34
    [11] Yann huei Song, đã dẫn
    [12] Daniel J. Dzurek, The Spratly Islands Dispute:Who’s On First?. International Boundaries Research Unit, Volume 2 Number 1, p. 14
    [13] Daniel J. Dzurek, đã dẫn, p. 15
    [14] Monique Chemillier- Gendreau, Sovereignty over Paracel and Spratly Islands. Kluwer Law International, 2000, 208, p. 41
    [15] Yann Huei Song, đã dẫn
    [16] Daniel Dzurek, đã dẫn, p. 13
    [17] Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea. University of Hawaii’s Press, 1997, 278, p. 28
    [18] Yann Huei Song, đã dẫn
    [19] Yann Huei Song, đã dẫn
    [20] Brice M. Claget, Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chínhh và Thanh Long trong Biển Đông. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, tr. 99

     

     

     

     

    Thủ tướng: “Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”

       Theo báo Điện tử: Dân trí số ra ngày  thứ Sáu, 25/11/2011

     

    Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam và thực tế chúng ta đã làm chủ từ cách đây vài thế kỷ.

    Đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình

     

    Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) bắt ngay vào vấn đề đang được quan tâm là các hoạt động đối ngoại. “Xin Thủ tướng cho biết những giải pháp cụ thể của Chính phủ để thực hiện để bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Lĩnh chất vấn.

     

    Cũng liên quan đến vấn đề chủ quyền, đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề nghị Thủ tướng nêu những giải pháp để ngư dân yên tâm bám biển, đẩy mạnh đánh bắt cá ở Biển Đông, nhất ở 2 ngư trường truyền thống Trường Sa, Hoàng Sa.

     

    Đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề cập vấn đề chủ quyền biển đảo

     

    Đáp lại câu hỏi của đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trên cơ sở chủ trương đối ngoại của ta, trên cơ sở luật pháp của quốc tế, căn cứ thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản ứng xử trên biển Đông giữa ta và Trung Quốc, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 vấn đề.

    Trước hết là đàm phán phân định ranh giới ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, còn trong vịnh Bắc Bộ ta và Trung Quốc đã hoàn thành việc phân định.

    Theo Thủ tướng, thềm lục địa của ta có chồng lấn với đảo Hải Nam – Trung Quốc và hai bên đã đàm phán từ 2006, nhưng đến năm 2009 tạm dừng do quan điểm còn khác nhau. Đến đầu năm 2010 hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển sau nhiều lần đàm phán.

    Ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là vấn đề giữa hai nước nên hai bên sẽ đàm phán để có giải pháp hợp lý. Chúng ta đang xúc tiến để phân định. Khi chưa phân định, với chừng mực khác nhau, hai bên đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường Trung tuyến, từ đó cùng đối thoại để đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác nghề cá.

    Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. “Việt Nam có đủ căn cứ, pháp lý khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thực tế chúng ta đã làm chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình.”, Thủ tướng nhấn mạnh.

    Theo đó, năm 1956, Trung Quốc chiếm các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa.

    Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. “Lập trường nhất quán, quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhưng chúng ta đàm phán bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với hiến chương liên hợp quốc và luật biển.”, Thủ tướng bày tỏ.

    Thứ ba, với quần đảo Trường Sa, sau giải phóng miền Nam (1975), chúng ta tiếp quản 5 hòn đảo của quần đảo Trường Sa (đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca). Sau đó với chủ quyền của mình, chúng ta tiếp tục mở rộng để tiếp quản 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền ở vùng biển này. Hiện ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo, Philippin 9 đảo, Malaysia chiếm 5 đảo…

    Trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam đang nắm giữ số đảo nhiều nhất và cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên các đảo chúng ta năm giữ, với 21 hộ, 80 khẩu, trong đó 6 khẩu sinh ra và lớn lên ở đảo này.

    Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước luật biển, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Các bên không làm phức tạp thêm tình hình, gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực…

    Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ. Tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy hải sản ở khu vực này.

    Thực hiện đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông, bởi đây là mong muốn của tất cả các bên liên quan, do biển Đông là tuyến đường chiếm dung lượng vận tải lớn (50 – 60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ đông sang tây).

    Cuối cùng, theo Thủ tướng, tới đây phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế theo Công ước luật biển 1982.

    Biểu dương thích đáng người biểu thị lòng yêu nước

    Đi liền vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông, đại biểu Lê Bộ Lĩnh cũng đặt câu hỏi về quan điểm của Thủ tướng với việc người dân tụ tập, biểu tình biểu thị lòng yêu nước khi có hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo từ bên ngoài?

    Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị Thủ tướng cho biết những căn cứ để Chính phủ đề nghị Quốc hội xếp lịch xây dựng luật Biểu tình trong chương trình xây dựng luật khóa này?

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trước hết, Chính phủ căn cứ vào điều 69 Hiến pháp, quy định công dân được biểu tình theo pháp luật. “Hiến pháp đã quy định biểu tình như một quyền cơ bản của công dân nhưng lại chưa có luật điều chỉnh cụ thể nên chúng ta cần bắt tay xây dựng luật” – ông Dũng giải thích.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

    Xây dựng luật biểu tình để đảm bảo quyền lợi của người dân

    (Ảnh: Việt Hưng)

     

    Thủ tướng cho rằng, thực tế thời gian qua cũng nhiều cuộc tụ tập đông người, biểu tình của đồng bảo để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với chính quyền. Việc chưa có luật quản lý, điều chỉnh gây khó cho người dân khi thực hiện quyền hiến định, cũng khó cho việc quản lý của chính quyền. Vì vậy, đã có những lúng túng nảy sinh, những biểu hiện mất an ninh trật tự, lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.

    Trước tình trạng đó, Chính phủ đã có văn bản xin ý kiến Quốc hội khóa XII và nhận được phản hồi của cơ quan lập pháp yêu cầu ban hành Nghị định điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, Nghị định của Chính phủ có hiệu lực pháp luật không cao, chưa đáp ứng việc thực quyền hiến pháp quy định cũng như quản lý trong thực tế. Vì vậy, Chính phủ kiến nghị Quốc hội khóa này cần xây dựng luật cụ thể cho phù hợp với Hiến pháp, với đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

    Thủ tướng nhấn mạnh, luật Biểu tình xây dựng để đảm bảo quyền lợi của người dân, để ngăn chặn việc làm, hành vi xâm hại an ninh trật tự, lợi ích xã hội. Với tinh thần đó, người đứng đầu Chính phủ một lần nữa đề nghị Quốc hội xem xét quyết định việc làm luật theo đề xuất.

    Về quan điểm, chủ trương ứng xử với những người tụ tập biểu thị lòng yêu nước, Thủ tướng khẳng định luôn luôn trân trọng, biểu dương và có khen thưởng xứng đáng với tất cả những hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    “Những hoạt động vì mục đích đó đều được hoan nghênh, biểu dương thích đáng. Nhưng đồng thời, Chính phủ cũng sẽ buộc xử lý theo pháp luật những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng, núp dưới danh nghĩa lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền để gây phương hại cho đất nước, xã hội” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quả quyết, với chủ trương nhất quán như vậy, Chính phủ tin đồng bào sẽ ủng hộ.

    Với những câu hỏi về chủ trương quản lý khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản mà đại biểu Lê Hồng Lĩnh (Hậu Giang), Trần Ngọc Quỳnh (Hưng Yên) đề cập, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ đã tổ chức họp, thảo luận về vấn đề này và thống nhất nhiều giải pháp lớn.

    Trước hết, Chính phủ đã yêu cầu chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng chỉ đạo, ngăn chặn bằng được việc khai thác khoáng sản trái phép. “Không ai có thể nói việc khai thác khoáng sản trên địa bàn của chúng tôi mà chúng tôi không biết” – Thủ tướng nhấn mạnh việc chặn cho được hiện tượng khai thác tự do, sai phép, trái phép.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ cũng đã chỉ đạo tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản mới. Việc tạm dừng đi liền với hoạt động rà soát ngay các các dự án đang khai thác. Theo đó, những dự án khai thác gây ô nhiễm môi trường, dự án “vượt” phép, dự án gây hư hỏng đường sá, mất an ninh trật tự sẽ phải dừng ngay. Sau rà soát sẽ bổ sung quy hoạch để đi vào khai thác sâu, chế biến hiệu quả khoáng sản.

    Về chủ trương dừng xuất khẩu khoáng sản, dẫn chứng cụ thể, Thủ tướng cho biết Bộ Công thương vừa qua đã cho dừng xuất khẩu quặng sắt ở mỏ Quý Sa – Lào Cai để tiến hành khai thác, chế biến sâu, hiệu quả hơn.

    Về vấn đề cấp phép mới sau khi rà soát, quy hoạch lại, Thủ tướng quán triệt, chỉ những dự án khả thi, được phê duyệt, thẩm định hiệu quả về kinh tế, môi trường, an ninh trật tự mới được cấp phép khai thác khoáng sản.

    Ngoài ra, Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Tài chính tăng thêm ngân sách cho việc điều tra khảo sát, thăm dò trữ lượng các loại khoáng sản tại Việt Nam. Nguồn tài nguyên đất nước, Thủ tướng khẳng định, vẫn còn rất phong phú, đến nay mới chỉ thăm dò được hơn 50% lượng khoáng sản trên đất liền, 1% nguồn khoáng sản trên biển. Việc thăm dò nhằm mục đích đánh giá trữ lượng, tiềm năng và xây dựng chiến lược khai thác cho tương lai.

    Những câu hỏi, nội dung chất vấn còn lại không đủ thời gian trả lời trực tiếp trên hội trường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa sẽ tiếp tục cập nhật, trả lời trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Cả hội trường đồng loạt vỗ tay sau phần trả lời chất vấn của Thủ tướng.

    Cấn Cường – Phương Thảo

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trường Sa – Tổ quốc thiêng liêng nơi đầu sóng

     

    Theo báo tin tức – Thông tấn xã Việt Nam số báo ra ngày 20,21,22,23 tháng 12 năm 2011 của tác giả, nhà báo: Mai Thắng.

     

    1.Minh chứng lịch sử

    – Dấu chân người Việt

    Cách đây hơn 6 thế kỷ, trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã có ngư dân sinh sống ở đây. Trong tài liệu “Thiên Nam Tứ Chí lộ Đồ thư” của Đỗ Bá viết vào đầu thế kỷ XVII đã xác nhận rằng: “Chúa Nguyễn đã lập nên đội Hoàng Sa để khai thác quần đảo”. Tuyển tập nêu rõ: “Ngoài khơi Biển Đông nước Nam có một quần đảo cồn cát dài khoảng 400 lý, rộng 20 lý nhô lên từ đáy biển, gọi là Bãi cát vàng. Mỗi năm vào cuối mùa đông, Chúa Nguyễn đều cho một hạm đội gồm 18 thuyền viên ra đảo để thu thập những hóa vật, đem về một số lớn vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Đây là di chứng của ngư dân đi thuyền bị đắm trôi dạt vào đảo”.

    Từ sự minh chứng lịch sử trên, cho thấy Việt Nam đã khám phá và biết đảo Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XV và sinh sống tại đây từ nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ XVII, chính quyền nhà Nguyễn đã tổ chức khai thác đảo có hệ thống. Đây là dấu ấn kiên định mang ý nghĩa lịch sử, khẳng định chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

    Bia ghi nhớ chủ quyền Trường Sa. ảnh: MT

    Dấu ấn sớm nhất được ghi lại sự có mặt của ngư dân Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là từ năm thứ ba trước Công nguyên. Đó là một số đông đảo người dân đánh cá, đa số là cư dân cổ người Việt. Họ đến đây để đánh cá mang về đất liền bán hoặc trao đổi lấy lương thực, thực phẩm. Thời gian sinh sống ở đảo từ 5 tháng đến 3 năm/đợt. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, không chỉ có ngư dân Việt Nam mà có cả thủy thủ đến từ một số nước lớn ở châu Âu như Richard Sparetly; Wiliam Sparetly cũng đến quần đảo Trường Sa, nhưng đã tự rút lui sau khi có sự phản kháng từ phía chính quyền nhà Nguyễn. Đó là vào năm 1883.

    Tất cả các bản đồ địa lý của Việt Nam đều ghi nhận “Bãi cát vàng” (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ XVII. Trong cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quí Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về địa danh tỉnh Quảng Ngãi. Đó là nơi ngư dân Việt Nam đến khai thác các sản phẩm biển và các đồ vật còn sót lại từ các vụ đắm tàu. Cũng ở thế kỷ XVII, dưới triều nhà Lê, quần đảo Trường Sa là nơi hội tụ giao thương kinh tế. Các hoạt động giao thương kinh tế ấy được tiếp nối khi nhà Nguyễn lên cầm quyền.

    Từ sự minh chứng chủ quyền lịch sử, ngày 7/7/1951, thay mặt nhân dân Việt nam, Chủ tịch phái đoàn Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã dự Hội nghị San Fracisco về “Hiệp ước hòa bình” với Nhật Bản. Tại đây ông đã tuyên bố rằng quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của mình. Hội nghị ấy có 51 nước tham gia, song không một thành viên nước nào phản đối hoặc bảo lưu ý kiến. Họ thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam từ lâu đời trong lịch sử.

    Trải qua nhiều thập kỷ khai thác và giữ gìn, Việt Nam đã tiến hành hàng trăm cuộc khảo sát địa lý, tài nguyên, thế trận an ninh quốc phòng, kinh tế trên quần đảo. Kết quả những lần khảo sát ấy được ghi chép rõ ràng trong các tài liệu cũng như văn học và lịch sử Việt Nam, được xuất bản từ thế kỷ XVII.

           – Công cuộc bảo vệ chủ quyền

    Bên cột mốc chủ quyền. ảnh tư liệu Hải quân

    Để có một Trường Sa vững vàng, hiên ngang như ngày hôm nay, ở “bãi cát vàng” nhỏ nhoi đầy bão tố ấy, quân và dân ta luôn kiên cường bám biển, giữ đảo, chưa một phút nghỉ ngơi. Biết bao trái tim đã cống hiến trọn đời mình cho đảo nhỏ tiền tiêu này, bao chiến sĩ đã đổ máu xương ở nơi đây mà không hề do dự, cốt là để bảo vệ Trường Sa- Lãnh thổ Việt nam đã có từ thời hồng hoang của lịch sử.

    Vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nước ngoài cho quân đóng chiếm một số bãi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Chữ Thập, Châu Viên, Gạc ma, Huy gơ. Trước tình thế ấy, những người lính hải quân của đoàn vận tải M25 đã hạ quyết tâm canh giữ với phương châm “một tấc không đi, một ly không rời”. Trên tinh thần chính đáng: Bảo vệ cột mốc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, những người lính thủy thuyền trưởng Vũ Phi Trừ tàu HQ-604, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ tàu HQ-505, cùng cán bộ chiến sĩ của 2 phân đội công binh e83, cán bộ chiến sĩ của Đoàn M46, cán bộ chiến sĩ của Đoàn Đo đạc biển và vẽ bản đồ đã mưu trí sáng tạo, chiến đấu anh dũng, làm chủ vùng biển, đảo. Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc được cắm trên đảo. Lá cờ kiêu hãnh ấy đã nhuộm máu của người lính Hải quân Việt Nam.

    Chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh với tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời” đã chiến đấu ngoan cường, bằng mọi giá phải cắm được cờ trên đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi hi sinh hô vang: “Thà hy sinh chứ nhất định không chịu mất đảo. Hãy để máu của mình tô thắm cờ truyền thống của quân chủng Hải quân”.
              2. Giải phóng Trường Sa

           Đã 36 năm trôi qua kể từ ngày quần đảo Trường Sa được hoàn toàn giải phóng, nhưng ký ức về trận đánh thì nguyên vẹn như mới hôm qua. Thắng lợi của mũi tiến công thần tốc giải phóng Trường Sa không chỉ thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường anh dũng, mà còn là khát vọng hòa bình của bộ đội hải quân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

    -Cuộc hành quân khẩn cấp

    Đêm ngày 10/4/1975, từ bến cảng Sơn Trà Đà Nẵng, “đoàn tàu đánh cá” gồm 3 chiếc nhổ neo ra khơi. Tàu không lớn, mang cờ hiệu, trên mặt boong chỉ lác đác vài người đi lại như những thủy thủ đánh cá. Đó là các tàu 673, 674, 675 của Đoàn vận tải 125 Hải quân, những con tàu “không số” đã nổi tiếng với “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Trong bụng những con tàu đó chứa gần 300 chiến sĩ Đội 1, Đoàn 126 đặc công Hải quân cùng các lực lượng Quân khu 5 và hàng tấn đạn dược.

    Trên boong tàu 675, lúc ấy Trung tá Mai Năng là Đoàn trưởng Đoàn M26 – người được giao nhiệm vụ chỉ huy giải phóng quần đảo Trường Sa trầm ngâm suy nghĩ tới nhiệm vụ đồng chí Hoàng Hữu Thái, Phó tư lệnh Hải quân giao cho đơn vị trước ngày đi : “Chúng ta phải bằng bất cứ giá nào, tranh thủ thời cơ có lợi giải phóng quần đảo Trường Sa”. Đồng chí Phó tư lệnh nhấn mạnh: Trận này ta không thể đánh theo cách của đặc công nước, phải đánh “trinh sát vũ trang”, có chỗ phải dùng hỏa lực, khi giải phóng rồi phải tổ chức lực lượng phòng thủ đảo. Rồi ông nghĩ đến những khó khăn sắp phải đối mặt, tuy là lực lượng đặc công nước, nhưng anh em hầu hết là lính mới, chưa từng trải qua chiến đấu.

     

     

    Mũi tiến công giải phóng đảo Trường Sa của bộ đội hải quân. Ảnh: tư liệu

    Đội hình tàu 673, 674, 675 vượt sóng xa khơi trong bạt ngàn giông tố. Những đợt sóng lừng vô tận, liên tiếp như muốn vùi dập những con tàu nhỏ bé xuống biển sâu, hất lên cao, rồi lại vùi xuống. Hầu hết anh em đều bị say sóng. Để bảo đảm bí mật, cán bộ chiến sĩ trên tàu 675 lúc đó phải ẩn giấu trong khoang kín, vừa bị say sóng, vừa thiếu không khí, nên mọi người ai cũng mệt nhoài.

    Sau 2 ngày hải trình khẩn cấp, ngày 12/4/1975, tàu 675 đến vùng biển đảo Song Tử Tây. Khi khoảng cách rút gần còn 40 hải lý, Trung tá Mai Năng mở tấm hải đồ Trường Sa, trỏ tay vào một điểm, dõng dạc: “Đây là đảo Song Tử Tây, chúng ta hiện đang ở tọa độ này … Tàu sẽ vào cách đảo 4 hải lý. Nếu điều kiện cho phép cứ vào sát nữa, vòng quanh đảo tìm vị trí đổ bộ”. Mệnh lệnh đanh thép từ người chỉ huy dày dạn trận mạc như tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho từng chiến sĩ. Hướng về phía Đội trưởng đội 1 Nguyễn Ngọc Quế – người được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy bộ đội giải phóng đảo Song Tử Tây, Trung tá Năng nói: “Đồng chí cứ theo phương án đó mà thực hiện”.

    Sau khi cho tàu trinh sát vòng ngoài quanh đảo, xác định rõ vị trí tiến công, những yếu tố bí mật bất ngờ, những khó khăn thuận lợi, 7 giờ sáng ngày 13/4/1975, Nguyễn Ngọc Quế báo cáo, xin thông qua phương án tác chiến. Sau khi cấp trên đồng ý, Quế chỉ huy đưa tàu vào cách đảo 3 hải lý, quan sát, lượn đủ một vòng tròn quanh đảo, vẽ cảnh đồ, tìm điểm đổ bộ. Nguyễn Ngọc Quế quyết định: Hướng đổ bộ lên đảo là hướng tây nam nơi có bãi cát phẳng và đá san hô. Lưu ý, ngoài khơi cách đảo 20 hải lý về phía tây có tàu tuần dương hạm của quân đội Sài Gòn HQ-16, khu trục hạm HQ-13, HQ-14, tàu đổ bộ LST… đang đậu quanh các đảo.

           – Chiến công đầu tiên

    1 giờ sáng ngày 14/4/1975, lực lượng ta đã đi vào khu vực cách Song Tử Tây 3 hải lý. Tất cả đã sẵn sàng. Anh em tập trung lên hết mặt boong. Một khí thế hừng hực, khẩn trương quyết chiến, mong bước vào trận đánh, quyết tâm giành thắng lợi, giải phóng đảo, thể hiện trên từng gương mặt chiến sĩ . Ba mũi tiến công tiếp cận đảo do Nguyễn Ngọc Quế, Đào Mạnh Hồng và Hoàng Văn Trịnh chỉ huy. Các ông đều là các chiến sĩ đặc công nước nổi tiếng với những trận đánh tàu, đánh cầu năm xưa. Tất cả đều hướng về phía đảo. Nhìn từ phía biển, đảo Song Tử Tây là đảo san hô khá lớn “bập bềnh” trong sóng lớn. Trên đảo phát ra vài quầng sáng yếu ớt của mấy ngọn đèn bảo vệ trên từ các lô cốt. “Cho thả xuồng”- mệnh lệnh chiến đấu vang lên. Tàu 673 quay mũi về hướng bắc để giữ bí mật, chọn chiều gió, hướng sóng thuận lợi cho đổ bộ. Tàu 674, 675 ở phía tây và phía bắc đảo tiếp ứng cho quân đổ bộ, sẵn sàng đánh chặn tàu địch từ phía ngoài.

    Tàu 673, 674, 675 ra giải phóng Trường Sa năm 1975. Ảnh: Tư liệu

    Tiếng kêu rin rít của những ròng rọc phát ra khi hạ xuồng đổ bộ, làm nóng thêm khí thế chiến đấu đang hừng hực sục sôi. Lúc này, thủy triều đang lên, xuồng tiếp cận đảo có phần thuận lợi, nhưng cũng phải mất vài giờ vật lộn với sóng dữ , nước xoáy, ta mới tiếp cận được đảo. 38 cán bộ, chiến sĩ phân đội 1 bí mật đổ bộ, bí mật bò sát mép đảo, tiếp cận các mục tiêu. Đại đội trưởng Quế hạ lệnh nổ súng DKZ bắn thẳng vào lô cốt địch và phát lệnh hiệp đồng chiến đấu. Những tiếng hô “xung phong” vang dậy khắp đảo. Hỏa lực của ta tới tấp nã vào các mục tiêu. Bị tấn công bất ngờ, địch chống trả quyết liệt, đại liên từ các lô cốt bắn ra như mưa. B40, B41 của ta tập trung bịt họng các ổ đề kháng của địch. Ta nhanh chóng đánh chiếm sở chỉ huy của địch và làm chủ điện đài, cuộc chiến ác liệt diễn ra oanh liệt ngay trên đảo . Thừa thắng các chiến sĩ tiếp cận các vị trí thuận lợi, dồn địch vào cuối đường giao thông hào, những tiếng loa gọi hàng vang lên. Biết không thể cố thủ mãi trong hầm hào công sự, đối phương đã giương cờ trắng xin hàng. Phía đường hào cuối đảo, những khuôn mặt phờ phạc ngơ ngác của kẻ thất trận, cầm cờ trắng, đưa tay lên xin đầu hàng vô điều kiện.

    Lá cờ của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam được chiến sĩ Lê Xuân Phát kéo lên đỉnh cột cờ trước bia chủ quyền, tung bay trên đảo Song Tử Tây. Lúc đó là 5giờ 15 phút ngày 14/4/1975, Trường Sa được giải phóng hoàn toàn.
          3.Vượt sóng xây đảo

            Để có quần đảo Trường Sa hiên ngang vững chãi giữa Biển Đông như ngày nay, cách đây 35 năm về trước, những người lính Trung đoàn 83 Công binh hải quân đã vượt sóng ra Trường Sa xây dựng đảo với một sứ mệnh mới. Với mục tiêu xây dựng Trường Sa mạnh về phòng thủ, là trung tâm văn hóa xã hội của quân và dân huyện đảo, điều đó có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, vừa khẳng định với thế giới rằng quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

           -Mệnh lệnh trái tim người lính

    Sau 8 tháng kể từ ngày đất nước thống nhất, trước yêu cầu khách quan về nhà ở và hệ thống phòng thủ bảo vệ đảo, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Hải quân tiến hành khảo sát xây dựng các nhà kiên cố trên quần đảo Trường Sa.

    Đại tướng Lê Đức Anh tại Trường Sa năm 1988. Ảnh: Tư liệu

    Việc xây dựng phải bảo đảm 2 yếu tố cơ bản: Phải là nơi phòng thủ kiên cố có tầm quan sát rộng, tiện cho cơ động sẵn sàng chiến đấu và tránh nắng nóng; vừa tránh được ẩm thấp nước biển mặn, đón được hướng gió, bảo đảm mọi sinh hoạt công tác, huấn luyện, vui chơi của bộ đội, bảo đảm các công trình dân sinh trên đảo. Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân xác định: “Dù khó khăn đến mấy, dù phải hi sinh đến tính mạng cũng phải xây dựng bằng được nhà kiên cố lâu bền trên các cụm đảo Trường Sa, đó là mệnh lệnh từ trái tim người lính đối với Tổ quốc nơi tuyến đầu”. Thế là hàng ngàn khối đá, xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng được chuyển xuống tàu đưa ra đảo.

    Trường Sa sau ngày giải phóng. Ảnh: Tư liệu

    Chuyến tàu đầu tiên mang tên Đại Khánh do Đại úy Lê Nhật Cát, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 83 chỉ huy 70 cán bộ chiến sĩ trẻ hành trình ra Trường Sa vào cuối tháng 4/1976. Việc đi Trường Sa ngày ấy vô cùng khó khăn gian khổ. Bởi đất nước mới trải qua chiến tranh, tàn tích đau thương chưa xóa nhòa, giờ lại phải ra Trường Sa xây dựng đảo-một thử thách lớn đối với những người lính công binh thời bình. Tàu Đại Khánh có trọng tải 75 tấn vượt sóng ra Trường Sa từ cảng T thuộc Cam Ranh. Sau gần 4 ngày lênh đênh trên biển tàu đã đến đảo Trường Sa. Gần 4 ngày vật lộn với sóng gió, 80% cán bộ chiến sĩ bị say sóng, nhiều chiến sĩ trẻ bỏ bữa. Hầu hết các chiến sĩ chưa biết Trường Sa là gì, chỉ hình dung trong đầu đó là một hòn đảo xa xôi và thiêng liêng. Trong tim họ luôn nghĩ, ra đảo Trường Sa để xây nhà là nhiệm vụ vinh quang, khí thế hừng hực trong tim và không hề ngần ngại. Ngay các chiến sĩ lần đầu đến Trường Sa ngày ấy, cũng luôn nghĩ xây dựng đảo vừa là nghĩa vụ thiêng liêng từ trái tim, vừa góp sức trẻ của mình cho đất nước và sẵn sàng hi sinh. Bởi vậy, những khó khăn gian khổ, sóng gió, khí hậu khắc nghiệt đối với họ cũng không hề gì, miễn là hoàn thành nhiệm vụ.

    Khó khăn không sờn lòng

    Khi đặt chân đến Trường Sa, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân bước vào cuộc “chiến đấu” mới, đó là cuộc “chiến đấu” chống chọi với khí hậu khắc nghiệt nắng gió của đại dương và thiếu thốn đủ bề. Ban ngày nhiệt độ ở Trường Sa nóng đến 36 độ, cộng với gió Tây Nam thổi mạnh, hơi nước mặn từ biển bốc lên, càng làm cho khí hậu thêm phần khắc nghiệt.

    Đảo Tiên Nữ ngày nay. Ảnh: Tư liệu

    Công việc đầu tiên của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 là thiết kế nơi ăn ở, nhanh chóng bắt tay vào xây đảo. Một bài toán vô cùng khó khăn đặt ra là làm gì để có nước ngọt, trong khi lượng nước ngọt đem theo tàu vơi dần. Thời điểm đó, Trường Sa không có nước ngọt ngoài đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây. Hai đảo này có bể chứa nước của quân đội chính quyền Sài Gòn để lại, mỗi bể chừng 6 khối. Để có nước ngọt nấu ăn, các chiến sĩ đã tận dụng tất cả những gì có thể, kể cả áo mưa rách, vỏ lon sữa bò của lính hải quân Sài Gòn vứt chỏng chơ trên cát để hứng nước mưa. Anh em đã sáng tạo đào hố, dùng xi măng trát quanh để chứa nước. Tuy nhiên lượng nước mưa hứng được cũng không đủ cho bộ đội sinh hoạt ăn uống, tắm giặt hàng ngày. Nước ngọt chỉ dùng nấu cơm, bộ đội tắm giặt bằng nước lợ. Sau một thời gian dài, da người nào cũng xù xì như có một lớp sừng bám. Việc ăn uống vô cùng thiếu thốn. Có khi, mỗi bữa ăn, cả đại đội chỉ có 4 hộp thịt của Liên Xô, đổ thêm nước rồi nấu sôi, chan cơm. Anh em thèm một bữa rau xanh cháy cổ nhưng lấy đâu ra giữa Trường Sa chỉ có nắng gió cát và sỏi đá.

    Trung tá Nguyễn Tiến Cường, hiện là trợ lý kế hoạch tổng hợp Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, nguyên là thuyền trưởng tàu HQ-668 năm 1988 đã chở một đại đội Trung đoàn 83 Công binh Hải quân ra Trường Sa xây đảo, nhớ lại: “Vào thời điểm xây những ngôi nhà đầu tiên trên đảo vô cùng khó khăn. Hầu như các chiến sĩ chỉ tắm biển, nước ngọt chỉ dùng cho nấu ăn và đánh răng rửa mặt. Trên trời nắng cháy da, mặt đảo nóng hừng hực do cát bốc lên, anh em phải dùng bạt che tạm làm nhà ở. Những ngày đầu giải phóng, cả đảo chỉ có cát và sỏi đá mù mịt, chưa có cây xanh. Khó khăn thì không thể nói hết được, nhưng điều quan trọng là cán bộ chiến sĩ luôn vững vàng, yên tâm tư tưởng và quyết tâm xây đảo. Nhiều chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ đã xung phong ở lại tiếp tục xây những đảo khác nữa. Khó khăn không bao giờ làm họ sờn lòng”.

              4.“Loa thành” đầu tiên

    Truyền thuyết kể rằng ngày trước Vua An Dương Vương muốn xây thành Cổ Loa đánh giặc, nhưng bao nhiêu năm trời ròng rã cứ xây đến đâu thành lại đổ đến đó. Mãi đến khi thần Kim Quy trao cho nỏ thần thành mới xây xong. Vậy mà ngày nay giữa Trường Sa đầy bão tố, chẳng cần một sức mạnh thần linh nào cả, chỉ có bàn tay khối óc, nghị lực phi thường và tình yêu biển đảo, những người lính Trung đoàn 83 Công binh Hải quân đã xây nên những loa thành vững vàng kiên trung nơi đầu sóng ngọn gió.

    • Khó khăn sinh tử

    Công việc đầu tiên của 70 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân là xác định tọa độ đặt móng xây nhà theo tiêu chuẩn lâu bền. Đảo Trường Sa những ngày đầu sau giải phóng hoang sơ và ngổn ngang đất đá. Tất cả công trình quân sự, nhà ở, hầm hào của địch để lại hầu hết bị cày xới, tàn phá. Vài ngôi nhà cấp 4 còn lại không có gì ngoài 4 bức tường mục nát, cháy sém. Mặt đảo bị cày xới bởi đạn, mìn, cây cối không mọc được, vì thuốc súng hòa lẫn vào sỏi, cát.

    Đảo Thuyền Chài B được xây dựng thế hệ đầu tiên.

    Dưới cái nắng như thiêu như đốt, các chiến sĩ quần đùi, áo lót ngày đêm vận chuyển vật liệu từ tàu vào đảo, băng qua đá san hô. Quân bình mỗi chiến sĩ vác 200 hòn đá mỗi ngày. Ban ngày vận chuyển vật liệu, ban đêm đóng cọc dựng nhà che bạt ở tạm, cốt để bộ đội có chỗ ăn cơm và ngủ lấy lại sức. Nắng gió rát mặt, chiếc mũ mềm sao vàng đỏ chói trên đầu, các chiến sĩ như những con ong chăm chỉ người vác đá, người khiêng xi măng, người trộn hồ, tung gạch. Sau gần một tháng thi công, ngôi nhà đầu tiên trên đảo Trường Sa Lớn hoàn thành cuối tháng 5/1976.
    Loại nhà “sê-ri” thế hệ đầu tiên kết cấu nửa chìm nửa nổi, chiều cao 2,8 mét, trong đó 1,5 mét ẩn âm trong lòng đảo, lòng nhà rộng 4,5 mét theo hình lục giác, có các cửa sổ, tiện cơ động quan sát, hứng gió 4 phía. Cùng thời điểm ấy, một phân đội Công binh Hải quân Trung đoàn 83 tiến hành xây nhà trên đảo Song Tử Tây. Cũng như ở đảo Trường Sa Lớn, cuộc sống sinh hoạt của các chiến sĩ ở đây vô cùng gian khổ, nhưng tinh thần ý chí xây đảo thì luôn hừng hực trong tim, không ai kêu ca phàn nàn hoặc có tư tưởng chùn bước.

    Đảo Phan Vinh khi chưa xây dựng – năm 1988.

    Song song với việc xây nhà, các chiến sĩ Trung đoàn 83 còn có nhiệm vụ quan trọng là mở thông 2 lạch để đưa tàu cặp vào mép đảo. Trong khi không có phương tiện khoan trong nước, bộ đội đã sáng tạo ra cách dùng bộc phá đặt sát đáy san hô và châm ngòi nổ. Sức công phá dưới nước tuy có hạn chế nhưng so với sức người gấp trăm lần. Sau hơn 1 tháng lao động khẩn trương, 2 luồng ở đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết được hoàn thành, luồng dài đến 300 mét, rộng 8 mét. Các chiến sĩ ngụp lặn trong sóng nước, mò đá san hô từ nổ bộc phá lên xây đảo.

            – Cuộc chiến không tiếng sung

    Sau căn nhà đầu tiên xây dựng ở đảo Trường Sa Lớn, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ tiếp tục khảo sát và xây nhà trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Song Tử Tây và Sơn Ca. Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 lại bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến không tiếng súng ấy chỉ có một điều kiện duy nhất là chạy đua với sóng gió và chiến thắng, bất chấp sự gian khổ, hiểm nguy.

    Những chiến sĩ Đoàn M31 Công binh Hải quân vật lộn với nắng gió xây đảo Trường Sa.

    Do nhiều công trình phải xây dựng khẩn trương, nên có phân đội công binh sau khi hoàn thành nhiệm vụ xây đảo, không về đất liền theo qui định, mà tiếp tục ở lại từ 2-3 năm để xây những công trình nhà ở các đảo khác. Có cán bộ, chiến sĩ 4 năm mới vào bờ một lần. Nhiều chiến sĩ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhiều chiến sĩ được chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp phục vụ quân đội lâu dài. Có chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đi đào tạo Sĩ quan Công binh, sau đó trở lại đơn vị cũ, chỉ huy chiến sĩ ra Trường Sa xây đảo.

    Đại tá Nguyễn Viết Nhất, người có nhiều năm cùng cán bộ chiến sĩ Trung đoàn mình xây đảo Trường Sa chia sẻ chân tình, khi chúng tôi gặp ông trong chiến dịch chở đá ra Trường Sa xây đảo Đá Tây tại Đoàn 129 Hải quân: Lính Công binh Hải quân chúng tôi luôn tự hào vì đã góp công sức của mình cho các hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Tất cả các công trình lớn nhỏ trong quần đảo Trường Sa đã xây dựng, đều có bàn tay và sự cống hiến của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 131 Công binh Hải quân. Bây giờ xây đảo không như trước nữa, có yêu cầu là đi, xây đảo 4 mùa. Ban ngày sóng gió thì xây vào đêm, bất chấp thời tiết, chẳng sợ khó khăn, cán bộ, chiến sĩ Công binh Hải quân chúng tôi vô cùng tự hào về điều đó. Công cuộc xây đảo Trường Sa của lính Công binh Hải quân hiện nay là một cuộc chiến đấu không tiếng súng trong thời bình.

    Mai Thắng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Để Hoàng Sa, Trường Sa sống mãi “trên từng cây số”

    Đến  TP. Đà Nẵng  đặt chân trên con đường dài và đẹp nhất ven biển từ bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến giáp xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, (Quảng Nam) là đường Hoàng Sa – Trường Sa. Với chiều dài hơn 27km, và được mệnh danh là con đường 5 sao với hàng chục khách sạn, resort cao cấp, những bãi tắm biển đẹp ven biển. Đây không chỉ là hai con đường xe cộ qua lại thuần túy về giao thông mà nó cùng với những con đường mang tên các địa danh oai hùng như: Bạch Đằng, Điện Biên Phủ, Núi Thành…hai con đường mang tên Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa to lớn, thể hiện khát vọng  của lòng dân. Hai quần đảo này luôn nằm trong tâm trí của mọi người dân Việt Nam, đó là một phần đất do cha ông khai phá và mỗi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa không chỉ về mặt địa lý, pháp lý mà chủ quyền ngay trong trái tim, ý chí của con người Việt Nam.

     

     

     

    Một đoạn đường Hoàng Sa và Trường Sa  (Tp Đà Nẵng)   Ảnh: Văn Chung

     

    Con đường đã nhắc nhở từ trẻ thơ đến người lớn rằng chúng ta có hai mảnh đất, hai vùng biển thiêng liêng ngoài khơi xa. Người người sinh sống và qua lại tại đây nhớ lấy và giữ lấy Hoàng Sa, Trường Sa như một địa chỉ không thể mất. Không cách nào có thể lãng quên được khi hai “bảo vật” của Việt Nam đã và đang ở ngay trong lòng thành phố, đã và đang ở ngay trong lòng dân cả nước.

    Tôi rất mong sẽ có thêm những cây cầu, những con đường được mang tên những hòn đảo đã thấm máu của các chiến sĩ Việt Nam để bảo vệ mảnh đất nước Việt. Có thêm những bảng ghi chép, những bia đá lưu danh, xây dựng thêm những bức tường đá lớn, trên đó tạc bản đồ 2 quần đảo, ghi rõ tên từng đảo nhỏ. Bên cạnh là những thông tin lịch sử về công cuộc khai phá biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa của nhà Nguyễn, cùng với sự khẳng định chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với 2 quần đảo này từ xa xưa cho đến hôm nay. Nó như một bảo tàng ngoài trời về Hoàng Sa – Trường Sa và biển Đông để cho bất cứ ai khi đến TP.Đà Nẵng, đều có ước muốn đi trên con đường này như đang đi trong một bảo tàng sống để  cho  mọi công dân và du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn và suy ngẫm.

    Xin cảm ơn lãnh đạo thành phố, HĐND thành phố Đà Nẵng đã rất sáng suốt và nhìn xa trông rộng khi đặt tên Hoàng Sa, Trường Sa cho hai con đường. Đường Hoàng Sa, Trường Sa càng thay da đổi thịt, càng tạo nên ấn tượng và niềm vui được giữ gìn, phát triển di sản của cha ông. Hành động đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa rất đơn giản nhưng dũng cảm và mang lại tác dụng yêu nước lớn lao. Mong rằng không chỉ ở Đà Nẵng mà ở mọi nẻo đường của Tổ quốc đều có tên những con đường Hoàng Sa, Trường Sa, con đường của sự khẳng định và vươn ra biển lớn mỗi người dân tiếp tục góp đá cho Trường Sa, tiếp tục thông tin và vận động dư luận quốc tế đồng tình.

     

         Nguyễn Văn Chung

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1. TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG BÀI

    [1] Nghị định số: 161/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển

    [2] Nghị định Số: 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của chính phủVề Quy chế khu vực biên giới đất liền   nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

     

     [3] Luật biên giới quốc gia số 06/2003/QH11, thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.

    [4] Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về; lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    [5] Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

    [6] Công ước luật biển 1982, công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 Việt Nam phên công ước ngày 23/6/1994.

    [7] Luật biên giới quốc gia đã được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực ngày 1/1/2004

    [8] Địa lý Việt Nam Diện tích và biên giới.

    [9] Luật dân quân tự vệ năm 2009

    [10] Pháp lệnh Bộ đội biên phòng 1997

    [11] Nghị định số 140/2004/ND-CP ngày 25 tháng 5 năm 2004 của chính phủ quy định một số điều Luật biên giới quốc gia.

    [12] Nghị định số 02/1998/ND-CP ngày 6 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh B.ĐBP

    [13] Nghị định số 58/2010/ND-CP ngày 1 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật dân quân tự vệ.

    [14] Thông tư số 179/2001/TT-BQP ngày 22 tháng 1 năm 2001 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thực hiện nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam

    [15] Thông tư số 89/2004/TT-BQP ngày 19 tháng 6 năm 2004 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thực hiện nghị định số 161/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển.

    [16]  Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định BGQG giữa Việt Nam- Lào (18-7-1977) ký ngày 24-1-1986  (

    [17] Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa

    [18]  Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về vùng trời Việt Nam ngày 5-6-1984

    [19]   Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam- Trung Quốc ký ngày 30-12-1999.

    [20]  Hiệp ước hoạch định BGQG giữa Việt Nam- Lào ký ngày 18-7-1977.

    [21]  Hiệp định về quy chế BGQG giữa Việt Nam- Lào ký ngày 1-3-1990.

    [22]  Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa

    [23]  Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN ngày 12-5-1977.

    [24]  Hiệp định về Vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia.

    [25] Nguyễn Đình Đầu, Việt nam Quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, NxB Trẻ. Tp Hồ Chí Minh, 2007.

    [26] Hỏi đáp về Luật biên giới Quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia

     

     

    Đăng tải tại Lịch sử | Bình luận về bài viết này

    làm quen với wordpes

    Để bắt đầu làm quen với wordpess, có lẽ đầu tiên bạn nên đăng kí 1 account tại wordpress.com để tạo lập một blog miễn phí dạng nick-của-bạn.wordpress.com, để làm quen với cách sử dụng mã nguồn mở hấp dẫn này

    (Về việc lập blog cá nhân với tên miền dạng .com .net .org và sử dụng wordpress sẽ đề cập sau).

    Một điều thật tuyệt vời là wordpress hỗ trợ rất tốt tiềng Việt, bạn có thể xem chi tiết tại vi.wordpress.com

    Sau đây là bài viết của identical về việc hướng dẫn sử dụng wordpress.com.

    Trước hết, phải nói rằng tạo mới một account tại WordPress.com hết sức đơn giản, tất cả những gì bạn cần làm là truy cập trang Get your own WordPress.com account. Bạn sẽ thấy xuất hiện một màn hình cho phép nhập username và địa chỉ email của mình:

    Như có thể thấy trong hình, username bạn chọn bắt buộc phải có từ 4 ký tự trở lên, trong đó không có các ký tự đặc biệt nào ngoài các số và chữ cái.

    Địa chỉ email của bạn phải chưa được sử dụng tại WordPress.com bao giờ và, hiển nhiên, nó phải có thật để WordPress.com có thể gửi email chứa password đến cho bạn.

    Một lẽ tất nhiên là bạn phải tick vào ô có ghi I have read and agree to the fascinating terms of service.

    Và cũng bởi bạn đang tạo cho mình một blog nên bạn hãy để dấu tick ở ô Gimme a blog! (Like username.wordpress.com).

    Ngay khi bạn bấm nút Next », bạn sẽ được chuyển qua màn hình thứ 2:

    Tại đây, bạn có thể đặt subdomain cho blog của mình, dưới dạng cái_gì_đó.wordpress.com, đặt tên cho blog, chọn ngôn ngữ bạn sẽ dùng để viết blog cùng với thông tin liên quan đến vấn đề bảo mật cho nội dung blog.
    Subdomain cho blog của bạn, cũng như username, phải là duy nhất và chưa được sử dụng bao giờ. Subdomain này sẽ là vĩnh viễn, nghĩa là bạn không có khả năng thay đổi nó. Vì vậy, hãy lựa chọn một cách sáng suốt.

    Hãy chú ý một vài điểm sau khi chọn cho mình một subdomain:

    Thứ nhất, mỗi người có thể tạo cho mình một số lượng không giới hạn các blog. Chính vì vậy, một khi blog đã được đăng ký, thì subdomain của blog đó sẽ nằm trong trạng thái in-used, không cần biết blog có nội dung hay không. Nếu bạn không nhanh chân thì subdomain mà bạn muốn có thể bị người khác đăng ký mất.

    Thứ hai, WordPress.com không bao giờ xóa bỏ một blog đã được đăng ký, cho dù nó không có nội dung trong một thời gian rất, rất dài. Để có thể dùng một blog đã được đăng ký, bạn phải liên hệ với chủ nhân blog đó, nhờ họ transfer sang cho bạn. Việc này sẽ mất khá nhiều thời gian.

    Một lần nữa xin nhắc lại, đã có hơn 300 nghìn blog được đăng ký tại WordPress.com, tương ứng với hơn 300 nghìn subdomain. Hãy nhanh tay đăng ký ngay một subdomain cho mình!

    Tên blog, cùng với ngôn ngữ bạn chọn để viết blog đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn. Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn phải suy nghĩ lâu về hai vấn đề này.

    Nếu bạn viết blog bằng tiếng Anh, hãy chọn en – English. Nếu là tiếng Việt, chọn vi – Tiếng Việt. Tương tự với các ngôn ngữ còn lại.

    Ô chọn cuối cùng, về Privacy, nếu bạn để dấu tick ở đó, blog của bạn sẽ có thể được tìm kiếm qua Google hay công cụ tìm kiếm blog chuyên dụng Technorati. Với một blog cá nhân, không muốn nhiều người đọc, thì bạn có thể bỏ dấu tick ấy đi.

    Kết thúc quá trình đăng ký, bạn bấm nút Signup ».

    WordPress.com sẽ thông báo việc đăng ký đã hoàn tất. Bạn cần login vào địa chỉ email của mình, mở mail mà WordPress.com gửi tới để tiến hành kích hoạt (activate) blog vừa đăng ký, đồng thời lấy password để login.

    Password mặc định sinh ra là ngẫu nhiên, khoảng 6 – 7 chữ cái. Password này hoàn toàn có thể thay đổi được thông qua Admin Panel.

    Cần nhớ, nếu bạn không thực hiện việc kích hoạt trong vòng 2 ngày, bạn sẽ phải làm lại các bước trên. Từ đầu.
    Nhóc JackSep 20 2007, 08:59 AM
    Típ nha
    Admin Panel của WordPress.com
    Sau khi đăng ký cho mình được một blog tại WordPress.com, bạn sẽ nhận được một email chứa thông tin về tài khoản của mình. Bạn có thể đăng nhập với mật khẩu được ghi trong email và bắt đầu làm quen ngay với các tính năng trong Admin Panel của blog

    Như bạn có thể thấy trong hình: Trên cùng của Admin Panel là tên blog của bạn, kèm với một link View site » để bạn có thể xem blog của mình. Ngay dưới là thanh menu, bao gồm các mục Dashboard, Write, Manage, Blogroll, Presentation, Users, Options và Upgrades.

    Mặc định khi đăng nhập bạn ở trang Dashboard. Do đó, submenu bên dưới sẽ hiển thị các mục Dashboard, Tag Surfer, My Comments, Blog Stats và Feed Stats. Bạn có thể dễ dàng chuyển đến các menu khác cùng với các submenu của nó bằng cách bấm vào liên kết tương ứng trong Admin Panel của mình.

    Sau đây sẽ là giới thiệu sơ qua chức năng của menu và các submenu:
    1. Dashboard:

    • Dashboard: Xem tin tức của WordPress.com, danh sách các blog nổi nhất trong ngày, các bài viết mới nhất, thông tin về các phản hồi nhận được…
    • Tag Surfer: Thông qua các tag đặt cho nội dung trong blog, bạn có thể tìm thấy những bài viết hay hợp sở thích của mình.

    • My Comments: Danh sách các phản hồi bạn đã gửi, ở blog của bạn và các blog khác.

    • Blog Stats: Số liệu liên quan đến khách thăm blog.

    • Feed Stats: Số liệu liên quan đến người đọc RSS feed của blog.

    1. Write:
    • Write Post: Nơi soạn thảo các bài viết sẽ đăng trên blog của bạn.

    • Write Page: Nơi soạn thảo các trang tĩnh như About, Contact me. Whatever.

    1. Manage:
    • Posts: Quản lý các bài viết đã lưu.

    • Pages: Quản lý các trang tĩnh đã tạo.

    • Comments: Quản lý các phản hồi đã đăng trên blog.

    • Awaiting Comments: Quản lý các phản hồi đang đợi kiểm duyệt.

    • Import: Nhập nội dung từ blog khác vào blog hiện tại.

    • Export: Xuất nội dung từ blog hiện tại ra blog khác.

    • Askimet Spam: Các phản hồi linh tinh bị nghi là rác.

    1. Blogroll:
    • Manage Blogroll: Quản lý các link bạn yêu thích.

    • Add Link: Bổ sung thêm các link vào danh sách.

    • Import Links: Nhập link từ nơi khác vào danh sách.

    1. Presentation:
    • Themes: Danh sách các theme bạn có thể chọn cho blog của mình.

    • Sidebar Widgets: Quản lý các widget bạn có thể đặt trên sidebar của blog.

    • Edit CSS: Thay đổi CSS của theme.

    1. Users:
    • Authors and Users: Danh sách các tác giả và người đăng ký account tại blog của bạn.

    • Your Profile: Thay đổi hồ sơ cá nhân của bạn.

    • Invites: Mời bạn bè của bạn sử dụng WordPress.com.

    1. Options:
    • General: Các tùy chọn chung nhất về tên blog, tagline, ngày tháng…

    • Writing: Tùy chọn về cách thức bạn viết blog.

    • Reading: Tùy chọn về cách thức người khác đọc blog của bạn.

    • Discussing: Tùy chọn về cách thức mọi người thảo luận trong blog của bạn.

    • Privacy: Tùy chọn về độ bí mật của blog.

    • Delete Blog: Xóa blog của bạn. Vĩnh viễn.

    1. Upgrades: Nơi nâng cấp blog của bạn. Có tính phí.
      Nhóc JackSep 20 2007, 09:10 AM
      Nữa
      Viết bài trong blog

    Một blog mà không có các bài viết thì nó không được coi là blog.
    Bài viết này sẽ nói đến vấn đề viết bài trong blog tại WordPress.com

    Trước hết, để viết bài, bạn cần vào Admin Panel > Write > Write Post. Nếu bạn muốn tạo 1 trang tĩnh, hãy vào Write Page thay vì Write Post.

    Ví dụ bạn đang ở trang Write Post. Bạn sẽ thấy trước mặt mình là một vài ô textbox để viết bài, bao gồm ô Title và ô Post. Title hiển nhiên là nơi đặt tiêu đề cho bài viết, còn Post chứa nội dung bài viết.

    Nếu bạn đang dùng trình soạn thảo mặc định của WordPress.com – WYSIWYG – bạn sẽ thấy việc viết bài đơn giản như gõ WinWord. Mọi thứ như chữ đậm, chữ hoa, chữ nghiêng… đều có thể được lựa chọn một cách nhanh ***ng và dễ dàng.

    Còn nếu bạn dùng trình soạn thảo dạng raw – nghĩa là HTML “thô” – thì bạn sẽ thấy một số nút như b, i, link, b-quote,… Đây chính là các tag sẽ được thêm vào để định dạng nội dung trong bài viết của bạn. Nói chung, nếu coi WYSIWYG là một bộ phim hoàn chỉnh thì raw HTML chính là phần “Behind the scene”
    Việc chuyển đổi 2 loại trình soạn thảo hết sức dễ dàng, bạn chỉ việc bấm vào link My Profile nằm ở góc phải trên màn hình, sau đó chọn / bỏ chọn ở ô Use the visual rich editor when writing tùy theo nhu cầu của mình.

    Cũng cần nói thêm, trong bài viết bạn có thể sử dụng các smiley như , , :mrgreen:… Danh sách các smiley như thế có thể tìm thấy ở trang web: What smilies can I use?
    Bên dưới ô Post là 3 nút: Save and Continue Editing, Save và Publish.

    Save nhằm mục đích lưu lại bài viết đang gõ như một bản nháp, và bạn có thể chuyển qua làm việc khác.
    Ngược lại, Save and Continue Editing vừa lưu, vừa cho phép bạn gõ tiếp bài viết. Tuy nhiên, với một nâng cấp gần đây, WordPress.com đã trang bị thêm tính năng AutoSave tương tự WinWord, cho phép bạn tự do gõ bài mà không cần lo đến việc lưu lại thủ công. Bài viết của bạn được tự động lưu lại mỗi 1 phút.
    Cuối cùng, tính năng Publish giúp bạn đưa bài viết của mình xuất hiện trên blog. Có thể coi đây là công đoạn dọn thức ăn ra đĩa sau khi đã nấu nướng chán chê

    Tiếp tục cuộn trang Write Post xuống, bạn sẽ thấy một khu vực dùng để upload ảnh hay chèn video vào blog. Cách sử dụng các công cụ này khá đơn giản

    Nằm dưới khu vực Upload, cũng như bên phải ô Post là các docking box, các “hộp” có tiêu đề màu xanh mà bạn có thể dễ dàng kéo thả tới vị trí mà mình muốn, cũng như mở ra / thu gọn tùy ý

    Các “hộp” này có tính năng cụ thể như sau:

    1. Categories: Bài viết của bạn thuộc mục nào thì hãy tích vào mục tương ứng.
      2. Discussion: Chọn xem bạn có muốn người đọc gửi phản hồi và blog khác ping đến bài viết không.
      3. Post Password: Nếu là một bài viết “nhạy cảm” :shock:, không có lý gì mà bạn không bảo vệ nó bằng mật khẩu
      4. Post Slug: URL bài viết của bạn.
      5. Post Status: Chọn xem bài viết bạn đang gõ nằm ở dạng Đã xuất hiện trên blog, Bản nháp, hay Nội dung riêng tư cá nhân mỗi mình bạn đọc
      6. Post Timestamp: Thời gian bài viết xuất hiện trên blog.
      7. Post Author: Tác giả bài viết, trong trường hợp blog có nhiều người tham gia đóng góp bài viết.
      8. Optional Excerpt: Hãy coi đây như phần tóm tắt bài viết của bạn.
      9. Trackbacks: Những trackback bạn muốn gửi đến các blog khác.

    Cuối cùng, đó là nút Delete this post, cho phép bạn ném bài viết mình đang gõ vào thùng rác , và phần Post Preview để bạn xem trước bài viết của mình. Phần Post Preview được cập nhật mỗi khi bạn bấm Save and Continue Editing.

    Trên đây là những gì cơ bản nhất mà bạn cần nắm khi viết bài ở một blog WordPress.com. Chúc thành công
    Nhóc JackSep 20 2007, 09:13 AM
    Típ tục
    Quyền hạn trong blog
    Khi bạn tạo một blog tại WordPress.com, bạn được trao quyền Administrator. Như bạn có thể đoán, là một Admin, bạn được phép làm bất cứ những gì mình muốn, trong phạm vi blog của bạn. Tạo mới, sửa đổi các bài viết, đổi theme của blog, chỉnh các thiết đặt hay sao lưu và khôi phục dữ liệu – tất cả đều nằm trong tầm tay của một Admin.

    Nếu bạn vào Admin CP > Users, bạn có thể thấy mục Add User From Community, cho phép bạn thêm user vào blog của mình. Mặc định, có 5 loại user khác nhau: Administrator, Editor, Author, Contributor và Subscriber.
    Hãy thử xem xem, mỗi loại user đó khác nhau như thế nào

    Trước hết, ta nói đến quyền Subscriber. Đây là quyền thấp nhất, chỉ những người có khả năng đọc blog – nhưng không thể thay đổi cũng như tạo thêm nội dung cho blog.

    Cao hơn một chút là quyền Contributor. Là một contributor, người dùng có thể tham gia viết bài, sửa chữa bài của chính mình, tuy nhiên không thể xuất bản bài viết đó. Nghĩa là, bài viết do họ soạn thảo sẽ không hiện lên trên blog cho đến khi có người dùng cấp cao hơn cho phép.

    Tiếp đến là Author – những người có thể tạo mới, chỉnh sửa, xuất bản cũng như xóa bỏ bài viết của chính mình.

    Nếu như trong forum có Moderator, thì ở blog có Editor. Họ có thể xuất bản, sửa chữa, xóa bỏ bất cứ bài viết nào. Họ cũng có quyền thông qua các phản hồi nhận được, quản lý các thể loại trong blog cũng như sắp xếp các liên kết trong Blogroll.

    Cuối cùng, là Administrator. Là bạn, người có quyền lực tối cao trong blog của mình.

    Ngoài những điều trên, bạn hãy chú ý thêm 2 điểm quan trọng:
    1. Hãy thật thận trọng khi cấp quyền cho người dùng, đặc biệt là quyền Editor hay Administrator.
    2. Nếu vì một lý do nào đó, bạn nhỡ tay xóa bỏ quyền Administrator của mình, hãy gửi Feedback tới bộ phận hỗ trợ của WordPress.com. Đó là cách duy nhất để bạn lấy lại quyền hạn của mình.
    Bài viết được tổng hợp từ FAQ của WordPress.com.
    Nhóc JackSep 20 2007, 09:13 AM
    Fần Fụ Chú :
    Widget là các ứng dụng nhỏ đặt trong blog của bạn, hỗ trợ thêm các chức năng hay đơn giản giúp trang trí blog của bạn.

    Trong mục Sidebar Arrangement, ở phần trên là liệt kê các widget hiện có trong blog của bạn, bạn có thể céo thả thay đổi vị trí giữa các widget này, click vào icon bên phải mỗi widget để thiết lập các thông số.

    Ở dứơi là một số widget chưa được dùng, ta có thể hiểu chúng như những cầu thủ dự bị (và tất nhiên là không giới hạn cầu thủ đá chính, bạn có thể sử dụng tất cả các widget trên). Tương tự. bạn kéo thả các widget ở dưới lên khung trên nếu muốn sử dụng chúng, ngược lại nếu muốn loại bỏ.

    44 sẽ nói qua về chức năng một số widget thông dụng :

    Flickr : Giống như photostream trong blog 360 Yahoo vậy, tuy nhiên, widget Flickr có thể hiện thị ảnh từ nick khác chứ không chỉ của bạn, bạn chỉ cần nhập link RSS của flickr photos bất kì.

    Tag Cloud : Liệt kê tag của bạn

    Blog Stats : Bộ đếm lượt truy cập blog (pageviews đó )

    Categories : Liệt kê các chủ đề tại blog của bạn.

    Calendar : Lịch

    Còn rất nhiều widget hay nữa chờ bạn khám phá.

    Đang tải…

    24 phản hồi

    robingold, on Tháng Năm 9, 2011 at 2:12 sáng said:

    Những phần Trang Chủ , ép đồ, giải trí 4 phương bạn vào menu Trang trong giao diện quản lý Blog, chọn Thêm trang mới thì nó sẽ tạo ra cho bạn. CHúc bạn thành công!

    syhoangk31, on Tháng Năm 7, 2011 at 7:24 sáng said:

    xin chào robin gold,

    Tôi mới bắt đầu sử dụng wordpress. tôi không biết gì về lập trình, vậy tôi muốn tạo giao diện của tôi giống như của bạn được không( gồm nhiều tab ngang: trang chủ, ép đồ, giải trí 4 phương….)

    tôi muốn tất cả các bài viết của tôi hiện ra hoàn toàn bên trái( hiện tại chỉ nằm gói gọn trong 1 category)
    http://apartmentsaigon.wordpress.com/ đây là trang của tôi.
    xin hãy giúp tôi với, cảm ơn robin gold rất nhiều

    robingold, on Tháng Tư 28, 2011 at 3:23 sáng said:

    Bạn vào mục Càiđặt ở cuối trang admin! phía dưới trái để chỉnh sửa nhé!

    robingold, on Tháng Tư 28, 2011 at 3:16 sáng said:

    Bạn vào mục Bài viết -> chọn chữ bài viết! sau đó chọn nút bài viết mới. Nó hiện ra cái bảng, bạn chọn tiêu đề tiếp đó bạn soạn thảo văn bảng ở dưới, sau đó bạn ấn nút Đăng bài viết bên tay phải là xong.

    robingold, on Tháng Tư 28, 2011 at 3:08 sáng said:

    Hướng dẫn chèn pic giống như của mình!
    Trước tiên bạn vào tab Liên Kết, sau đó tạo một liên kết có tên theo ý của bạn, tiếp đó chép cái link liên kết đến trang web nào bạn thích, di chuyển xuống dưới có cái mục Nâng cao ở đó sẽ cho bạn chép địa chỉ tấm hình bạn muốn mọi người thấy. (p/s: Tấm hình phải được upload lên internet bằng nhiều cách, C1; upload lên thẳng host của wordpress, C2: có thể upload hình lên trang photopuket.com rồi chép link hình ảnh qua trang wordpress của bạn)

    Nhok_Njco, on Tháng Tư 26, 2011 at 5:59 chiều said:

    Trước hết là Thanks bạn ^^
    Sau đó, cho mình hỏi 2 điều
    1. Nick của mình vẫn không thể link trực tiếp đến trang blog như những ngu7òi khác. Mình phải làm sao?
    2. Trường hợp mình muốn thu gọn bài viết lại, và có cữ “see more” để giao diện có thể dễ nhìn hơn thì phải làm thế nào?
    Mình rất gà, chưa sử dụng thành thạo nên mong bạn (cùng các bạn ) hỗ trợ!

    phan thanh ngoc, on Tháng Tư 25, 2011 at 12:37 sáng said:

    minh nuon viet 1 quyen truyen cho minh tu sang tac,de dang len mang minh phai vao muc nao de viet vay,hay tu van cho em voi

    solhuynh, on Tháng Tư 16, 2011 at 7:27 sáng said:

    tks nha bạn 🙂

    quantri3d, on Tháng Ba 30, 2011 at 6:21 sáng said:

    làm sao mònh có thể thay đổi được chữ Just another WordPress.com site trên đầu trang web vậy

    quatangcuocdoi, on Tháng Mười Hai 24, 2010 at 2:58 chiều said:

    cảm ơn bạn về những chỉ dẫn

    a

    Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này